Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tiền tệ được tận dụng trước tiên vơí hiệu suất cao cũng là điều tất yếu | LỜI NÓI ĐẦU Thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 nhờ áp dụng công cụ lãi suất ngân hàng đưa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tiền tệ được tận dụng trước tiên vơí hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên gần đây ở Việt nam có dấu hiệu của sự lạm dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng chính sách tiền tệ của chúng tới . Vì vậy đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát việc nghiên cứu chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát là vô cùng cần thiết. Trong đề tài Sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát em xin trình bày ba phần chính. Phần I Lạm phát và vai trò của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát Phần II Thực trạng của việc sử dụng CSTT trong việc kiểm soát lạm phát những năm qua. Phần III Giải pháp Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội cho nên ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong xã hội. Mặt khác việc nghiên cứu đề tài Sử dụng CSTT trong việc kiểm soát lạm phát giúp cho bản thân em nắm vững những kiến thức cơ bản của ngành TC-NH nhằm phục vụ tốt cho việc học tập. Do đó đề tài Sử dụng CSTT trong việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân. Bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô hướng dẫn thêm. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp em hoàn thành đề tài. 1 PHẦN I I LẠM PHÁT VÀ VAI TRÒ CỦA CSTT TRONG VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 1. Những quan điểm khác nhau về lạm phát Quá trình hình thành các khái niệm và nhận thức bản chất kinh tế của lạm phát cũng là quá trình phát triển của tư duy đi từ đơn giản đến phức tạp đi từ hiện tượng bề ngoài đến .