Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số 33 2003 CT-BGDĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 23 tháng 07 năm 2003 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật Giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội. Tuy vậy giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo các trường phổ thông các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt những yêu cầu sau 1. Trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 Nghị quyết số 40 2000 QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14 2001 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa mục đích nội dung và những biện pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng hướng dẫn học sinh ngay từ trong nhà trường chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng