Báo cáo nghiên cứu khoa học " Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - mấy vấn đề bàn luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc "

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. | Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - mấy vấn đề bàn luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. Nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có những nội dung cần được nhấn mạnh hơn nhất là thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa quyền dân tộc tự quyết đặc biệt là mối quan hệ không thể tách rời giữa độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. 1. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề độc lập dân tộc xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc các cường quốc tư bản phương Tây ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa thiết lập ách thống trị của chủ nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo. Trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đưa đại bác đến gõ cửa các quốc gia phương Đông thì những quốc gia này vẫn còn đang chìm nặng trong bóng tối của chế độ phong kiến ở giai đoạn suy vong với cấu trúc xã hội gồm hai giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân. Dưới tác động của những chương trình khai thác thuộc địa các giai cấp này ở Việt Nam ít nhiều có sự biến đổi những giai cấp mới lần lượt ra đời công nhân tư sản tiểu tư sản. Tất cả các giai cấp đó đều nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản thực dân. Từ thuở thiếu thời trước khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành đã thấy được sự đối kháng giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược qua các phong trào yêu nước của ông cha và sớm hình thành chí hướng cứu nước. Những năm 20 của thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề thì phản ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động công nhân và nông dân

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.