Bài viết này chỉ giới hạn trong nghiên cứu cấu trúc của thành Thăng LongHà Nội qua các thời kỳ lịch sử để góp phần xác định vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mới được giới khảo cổ học phát hiện ở 18 Hoàng Diệu (Ba Đình) và đang cuốn hút sự quan tâm tìm hiểu của các nhà khoa học và của xã hội. Cho đến nay, rất nhiều vấn đề về thành Thăng Long đã được đặt ra và ý kiến cụ thể về nhiều vấn đề hết sức khác nhau. . | VỊ TRÍ KHU DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC 18 HOÀNG DIỆU TRONG CẤU TRÚC THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬU GS Phan Huy Lê Bài viết này chỉ giới hạn trong nghiên cứu cấu trúc của thành Thăng Long-Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử để góp phần xác định vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mới được giới khảo cổ học phát hiện ở 18 Hoàng Diệu Ba Đình và đang cuốn hút sự quan tâm tìm hiểu của các nhà khoa học và của xã hội. Cho đến nay rất nhiều vấn đề về thành Thăng Long đã được đặt ra và ý kiến cụ thể về nhiều vấn đề hết sức khác nhau. Nhưng chỉ giới hạn trong quan niệm về quy mô cấu trúc và vị trí của thành Thăng Long - Hà Nội thì ít ra cũng đã có đến bốn kiến giải khác nhau 1. Trần Huy Bá cho rằng khu vực chính của nội thành Thăng Long không nói rõ là Hoàng thành hay Cấm thành đời Lý Trần Lê không thay đổi và nằm trong giới hạn phía bắc là chỗ rẽ xuống đường trường đua ngựa cho đến đền Quan Thánh phía Đông là từ đền Quan Thánh đến gần Văn Miếu phía Nam từ Văn Miếu đến chỗ rẻ tránh đường tàu điện Cầu Giấy phía Tây là từ chỗ rẽ tránh đường xe lửa Cầu Giấy đến trường đua ngựa. Như vậy thành hình gần chữ nhật nằm về phía Tây thành Hà Nội thời Nguyễn và thành Hà Nội theo tác giả đã thiên hẳn ra ngoài phía Đông thành Thăng Long cũ 2 H. 1 bản đồ của tác giả . Thành Thăng Long thời Lý - Trần nằm phía Tây Thành Hà Nội thời Nguyễn chuyển hẳn sang phía Đông 2. Trần Huy Liệu và các cộng sự phân biệt rõ cấu trúc gồm Kinh Thành Hoàng thành Cấm thành và xác định Hoàng thành đời Lý Trần phía bắc giáp Hồ Tây phía Tây giáp sông Tô Lịch phía Nam giáp đường Cầu Giấy phía Đông giáp thành Hà Nội đời Nguyễn khoảng đường Hùng Vương 3 . Như vậy tác giả gần như tán đồng quan điểm của Trần Huy Bá cho rằng Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần ở về phía Tây thành Hà Nội thời Nguyễn bản đồ của tác giả tuy giới hạn phía Tây của Hoàng thành có thể đến giáp sông Tô Lịch. Điều khác biệt quan trọng so với Trần Huy Bá là Trần Huy Liệu nhìn nhận một sự chuyển dịch kinh thành từ Lý Trần