Cuộn đánh lửa tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của bugi. Mô tả Các cuộn sơ cấp và thứ cấp được quấn quanh lõi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp khoảng 100 lần. Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa, còn một đầu của cuộn thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại của các cuộn được nối với ắc quy. Hoạt động của cuộn đánh lửa 1. Dòng điện trong cuộn sơ cấp . | Cuộn dây đánh lửa Cuộn đánh lửa tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của bugi. Mô tả Các cuộn sơ cấp và thứ cấp được quấn quanh lõi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp khoảng 100 lần. Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa còn một đầu của cuộn thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại của các cuộn được nối với ắc quy. Hoạt động của cuộn đánh lửa 1. Dòng điện trong cuộn sơ cấp Khi động cơ chạy dòng điện từ ắc quy chạy qua IC đánh lửa vào cuộn sơ cấp phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh lửa IGT do ECU động cơ phát ra. Kết quả là các đường sức từ trường được tạo ra chung quanh cuộn dây có lõi ở trung tâm. 2. Ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp Khi động cơ tiếp tục chạy IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra. Kết quả là từ thông của cuộn sơ cấp bắt đầu giảm. Vì vậy tạo ra một sức điện động theo chiều chống lại sự giảm từ thông hiện có thông qua tự cảm của cuộn sơ cấp và cảm ứng tương hỗ của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một thế điện động khoảng 500 V trong cuộn sơ cấp và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của cuộn thứ cấp tạo ra một sức điện động khoảng 30 kV. Thế điện động này làm cho bugi phát ra tia lửa. Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng .