Vẻ đẹp chân quê trong thơ Nguyễn Bính thể hiện trong bài “Tương tư”

Cuộc sống đang chảy trôi với những nhịp điệu xô bồ. Một lúc nào đó mệt mỏi với cuộc chạy đua cùng thời gian ta lại khát khao một khoảng không gian riêng nhẹ nhàng, đằm thắm, ấm êm để tâm hồn tươi vui trở lại. Đó là những lúc ta nên tìm đến với Nguyền Bính. Cái chất “chân què” trong thơ ông khiến con người ta tìm được sự thanh thản trong tâm hồn từ những cảnh quê bình dị, bình yên. Nó đi vào lòng ta và để lại những ấn tượng sâu đậm. “Tương tư” là một bài thơ như thế.

Cùng với rất nhiều những tài năng thơ Mới nở rộ trong thời kì 1932 -1945, Nguyễn Bính xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt và đầy ấn tượng với chất “quê mùa” thấm đẫm tâm hồn. Nếu như Xéc - gây Ê -xê - nhin là nhà thơ của đồng quê Nga thì ở Việt Nam ta cũng có thể gọi như thế với Nguyễn Bính, một hồn thơ mà “hồn quê” bao trùm lên toàn bộ sáng tác, từ cảm hứng, đề tài đến ngôn ngữ, hình ảnh, phương thức thể hiện... Chất chân quê, đó chính là những nét đẹp bình dị, dân dã gần gũi của chôn quê mùa; bình dị mà đẹp, quê mùa mà đầy hâ'p dẫn. Thơ Nguyễn Bính thấm đẫm chất “chân quê” ngay từ thể loại thơ lục bát đậm đà phong vị dân tộc, gần gũi với những câu ca dao đậm tình sâu nghĩa, với cuộc sống của người dân lao động:

“Nhà gái ăn chín nghìn cau

Tiền treo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn”.

Cái “giấc mơ anh lái đò” ấy tuy xa vời nhưng thể hiện tình cảm chân thành, sâu sắc chàng trai giành cho cô gái, tuy không có cái táo bạo, hóm hỉnh như anh chàng mất áo trong ca dao nhưng vẫn có cái gì đó vương vấn:

“Giúp em quan tám tiền treo

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”.

“Chân quê” với cả một thế giới hình tượng những “chàng”, “nàng” là những người lao động chất phác, những bến đò, con thuyền, giàn giầu, cây cau, tiếng gà xao xác...

“Sáng giăng chia nửa vườn chè

Một gian nhà nhỏ đi về có nhau”.

Là khung cảnh buồn ảm đạm:

“Chênh vênh quán rượu mờ sương khói

Vảng vất thôn sâu quạnh tiếng gà”.

Mỗi đường nét của cảnh vật đều mang cái hồn của thi nhân, cái hồn của làng quê gần gũi và thân thuộc. Đó là nơi tình yêu chớm nở và đó cũng là không gian cho nỗi buồn của những người đang yêu:

“Bảo rằng cách trở đò ngang

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?”

Một không gian của chờ đợi:

“Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi emmãi con đê đầu làng”

Đến với thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp một kho ngôn ngữ của người dân quê dinh dị, dân dã, làm sông dậy một thế giới “chân quê” của những:

“Hội làng mở giữa mùa thu

Giời cao, gió cả, giăng như ban ngày”

Và sự vận dụng tục ngữ, ca dao một cách tài tình:

“Bờ rào cây bưởi không hoa

Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo".

Người ta nhớ đến nối niềm của chàng trai trong “Trèo lên cây bưởi hái hoa” với cái nỗi ngẩn ngơ ít nhiều có sự tương đồng.

Tất cả những chất quê dân dã ấy đã trở thành một đặc điểm riêng cho sáng tác của Nguyễn Bính và người ta có thể tìm thây chúng trong bất cứ bài thơ nào của ông. “Tương tư” là một ví dụ. Cũng giống như rất nhiều bài thơ khác của thi sĩ, “Tương tư” được sáng tác bằng thể thơ lục bát gần gũi với người dân Việt Nam đặc biệt là những người dân quê, dễ thuộc, dễ nhớ. Bài thơ là câu chuyện tình trong thời điểm nó đang nhen nhóm, là sự “tương tư” của một chàng trai với một cô gái thật nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ, mười mong một người

Nắng mưa là chuyện của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Chàng trai thật tế nhị khi khơi gợi nỗi nhớ của mình bằng hình ảnh tượng trưng: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, mà nỗi nhớ ở đây lại không định lượng rõ ràng, chỉ biết rằng nó thật mênh mang. Ý tứ thơ đi vào trong sáng tác của Nguyễn Bính thật nhuần nhị và truyền cảm như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động trở nên sống động và lay thức mãnh liệt. Chất chân quê thể hiện ngay ở cách đặt hai hình ảnh liên tưởng gần gũi với người dân quê: gió mưa - giời và tương tư - tôi yêu nàng. Người con trai đã mượn những hình ảnh ấy để bóng gió về tình cảm của mình cũng tự nhiên như lẽ thường của trời đất vậy. Điều ấy thật kín đáo và tế nhị.

Là tương tư, là một mình mình nhớ đến người con gái kia, có nhớ nhung, có giận hờn, trách cứ nhưng thật ý nhị:

“Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này

(...) Bảo rằng cách trở đò ngang

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng nay cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”.

Ra vậy! Chàng trai trách xa gần để cuổì cùng hướng tới cái đích là để mong muốn tình cảm của mình được người con gái đáp lại. Chỉ bằng ấy câu thơ thôi mà chàng đã mang đến cho người đọc cả một thế giới “chân quê” sống động. Là thôn làng quen thuộc ở mọi làng quê Việt Nam với đầu đình, bến đò... ở đây, hai thôn đã “chung lại một làng” gần gũi thế mà lòng người cứ xa cách muôn trùng. Không gian địa lí thì gần gũi, thân thuộc tưởng chừng có thể kéo gần hai người lại với nhau nhưng sự xa cách về tâm hồn khó gi có thể thay đổi được:

“Lòng anh như biển sóng cồn

Chứa muôn con nước, nghìn con sông dài

Lòng em như chiếc lá khoai

Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu”

Và người con trai chỉ còn biết chờ đợi:

“Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau"

Thêm một lần nữa, hình ảnh bến đò xuất hiện, gợi cho ta nhớ đến câu ca đao quen thuộc:

“Thuyền về có nhớ bền không

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Chỉ có điều đây là sự lên tiếng của người con trai, của cái tôi trữ tình trong nỗi sầu tương tư. Một tiếng nói đầy táo bạo nhưng cũng thật gần gũi, nó được đẩy lên thành khát khao hạnh phúc trọn vẹn:

“Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một giàn cau liên phòng

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”

Một giàn giầu và hàng cau gắn với khát khao hạnh phúc, với câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau” thâm đượm tình người. Trầu cau - cưới hỏi - ãn trầu, đó là một nét vãn hóa đặc trưng của đân tộc Việt Nam. Nó gắn bó thân thiết với hình ảnh của những nguười chị, người mẹ, “Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng”, “Những nàng môi cắn chỉ quết trầu”. Khi chàng trai bộc lộ: “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”, ấy cũng là lúc chàng đang kín đáo nói lên ước mơ về một hạnh phúc trọn vẹn. Bài thơ phát triển theo tứ thơ về tâm trạng nhớ nhung của chàng trai. Một loạt những hình ảnh ngôn ngữ (giời, bệnh, giàn giầu, hàng cau, giầu không) được vận dụng một cách tài tình, đưa lời ăn tiếng nói thường ngày của người nhà quê vào thơ, vào nỗi nhớ tương tư tha thiết với hình ảnh và thế giới hình tượng dân dã nên nhẹ nhàng, ý vị và có sức lay động rất lớn.

Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, khi nền văn hóa phương Tây theo chân Pháp du nhập vào đời sống của người Việt Nam, nền văn hóa thành thị hỗn tạp nửa Tây nửa Ta đang làm thay đổi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thì cái chất chân quê trong hồn thơ Nguyễn Bính càng trở nên có ý nghĩa. Những cô thôn nữ dã từ thôn quê lên thành thị để trở về với “Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng/ Áo gài khuy bấm em làm khổ tôi”. Trong khi văn học bước vào rất nhiều sự cách tân, có những cái vì không phù hợp mà trở nên xa lạ, kệch cỡm thì Nguyễn Bính vẫn gắn bó hồn mình với chất chân quê nhuần nhị, với những lời tâm tình nhẹ nhàng, kín đáo của người quê. Là một nhà thơ Mới nhưng Nguyễn Bính đã đi khác với con đường của những nhà thơ lãng mạn cùng thời, ông như con ong, cần mẫn góp nhặt những phấn thơm dịu nhẹ của chốn quê mùa để làm nên chất quê với giếng thơi, vườn chè, giàn giầu, hàng cau... với những tình cảm nhẹ nhàng như chính hồn thơ, hồn quê của tác giả

Đọc “Tương tư”, ta chợt nhớ đến cái chất quê mùa trong “Chân quê”. Chất quê thấm đượm trong “Tương tư” cũng chính là bởi hồn quê. đã thấm đẫm trong tâm hồn của nhà thơ. Với chất quê gần gũi đó, thơ Nguyễn Bính đi vào đời sống con người Việt Nam và tồn tại lâu dài trong họ là một điều dễ hiểu. Bởi vậy, một ngày nào đó, nghe văng vẳng đâu đây sau lũy tre làng tiếng ru con:

“Ầu ơ...

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mông một người...

Ầu ơ. ”

Sẽ không ai phải ngạc nhiên bởi câu trả lời đã có sẵn rồi...

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.