Lịch sử thế giới cận đại part 8

Tham khảo tài liệu 'lịch sử thế giới cận đại part 8', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương XVIII MÃ LAI I. XÁ HỘI MẢ LAI VÀ Sự XÂM NHẬP CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY 1. Xá hội Má Lai trước khi thực dân phương Tây xâm lược Án ngữ cửa ngõ của con đường qua lại giữa nhiểu đại dương bán đảo Mã Lai chiếm một vị trí địa lí lịch sử đặc biệt. Nơi đây từng chứng kiến sự gặp gỡ những trào lưu văn minh phương Đông. Nển vàn minh An Độ Trung Hoa đã để lại đây nhiều dấu ấn. Vào thời kì cận đại eo biển Mã Lai trở thành nơi thông thương quan trọng giữa châu Á phì nhiêu và châu Âu tư bản đang khao khát thị trường vì thế Mã Lai trở thành miếng mồi tranh chấp giữa các nước tư bản. Vể chính tri Mã Lai là một bán đảo gồm nhiều vương quốc trong lịch sử hầu như chưa bao giờ thống nhất. Những vương quốc nhỏ này cô lập với nhau tự làm yếu mình đi rất nhiều nên thường bị thế lực bên ngoài xâu xé. Mã Lai bị kẹt giữa hai thế lực phong kiến tương đối mạnh là Xiêm và Inđônêxia. Xiêm từ phương Bắc xuống và Inđônêxia từ Xumatơra Giava lên. Sự phân cát phong kiến trên bán đảo đã tạo nên tình hình là một số vương quốc lớn mạnh hơn luôn luôn dùng quân sự bắt một số vương quốc nhỏ bé thần phục. Vương quốc Giôho đã từng khống chế một vùng rộng lớn phía nam bán đảo và cả một phần đất đai của Xumatơra. Ẩnh hưởng của đạo ítxlam ở vùng này rất mạnh. Vào thế kí XIV - XV đạo ítxlam đã giành được địa vị thống trị. Các quốc vương mang danh hiệu Suntan được tôn là người thay chúa Ala trị vì vương quốc. Suntan có quyển hành tuyệt đối thống trị cả phần hổn lẫn phần xác của thẩn dân. Những chúa phong kiến ở đây tìm thấy trong đạo ítxlam cái giáo lí vững mạnh để củng cố quyên lực phong kiến của mình. Đạo An Độ bị thay thế. Trưởc khi bị thực dân phương Tầy xâm chiếm quan hệ phong kiến và chế độ kinh tế tự nhiên chiếm địa vị thống trị. Đại đa số 26-LSTGCĐai 401 cư dân trong nước là nông dân bị cột chặt vào đất đai bởi quan hệ ruộng đất phong kiến và sự phụ thuộc về thân phận. Chúa phong kiến dùng tôn giáo khẳng định quyển lũng đoạn ruộng đất và quyền bóc lột thiêng liêng của mình. Nền kinh tế tự nhiên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.