Bài giảng môn học: Đào Chống Lò

Nắm vững được tính năng và công dụng từng loại hình kết cấu chống trong từng loại điều kiện địa chất và kỹ thuật mỏ Việt nam; Nắm vững được các khâu trong dây chuyền công nghệ đào chống lò bằng, đào chống lò nghiêng, đào chống giếng đứng; Nắm vững được các biện pháp an toàn trong đào chống lò, biện pháp xử lý các tình huống do khách quan hoặc chủ quan gây mất an toàn lao động | Khung, vỏ chống tạm thời được sử dụng để chỗng giữ các đường lò trong quá trình thi công. Khung - vỏ chống tạm làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trên một đoạn chiều dài đường lò nhất định. Thông thường, khung vỏ chống tạm thời được thi công trên một lò từ gương đến khung vỏ chống cố định; hoặc chống giữ đoạn lò sát gương kể từ thời điểm đào lò cho đến khi thi công khung vỏ chông cố định (đối với đường lò chuẩn bị đào trong vỉa khoáng sản). Thực tế trong và ngoài nước cho thấy, với các đường lò cơ bản có tuổi thọ cao (thường được chống cố định bằng vỏ bê tông, bê tông cốt thép, gạch, đá) thì trong quá trình thi công bắt buộc phải sử dụng kết cấu chống tạm thời. Đối với các đường lò cơ bản và chuẩn bị được chống cố định bằng các khung chống thép, gỗ, bê tông cốt thép đúc sẵn thì người ta có thể sử dụng ngay bản thân khung chống cố định làm khung chống tạm thời bằng cách đặt các khung chống cách nhau một khoảng bằng 2 lần khoảng cách giữa các khung chống cố định. Sau khi xúc bốc xong đất đá trong gương lò, người ta chỉ cần chống thêm các khung chống vào khoảng giữa các khung chống tạm (lúc này các khung chống tạm đóng vai trò như là các khung chống cố định theo như thiết kế). Ngoài ra, người ta còn sử dụng vì neo và bê tông phun để làm kết cấu chống tạm.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    86    2    29-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.