Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Khoa Văn Hóa Học..TẬP BÀI GIẢNG VĂN HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM..1...VĂN HOÁ NÔNG THÔN VIỆT NAM (Vietnamese Rural Culture) Chương I: Các vấn đề chung 1.1. Các khái niệm và phương pháp nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm văn h

Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Khoa Văn Hóa HọcTẬP BÀI GIẢNG VĂN HÓA NÔNG THÔN VIỆT HOÁ NÔNG THÔN VIỆT NAM (Vietnamese Rural Culture) Chương I: Các vấn đề chung . Các khái niệm và phương pháp nghiên cứu . Khái niệm văn hoá: Văn hoá là từ gốc Hán. Theo nghĩa gốc, văn là nét đẹp, hoá là làm biến đổi (do con người). Văn hoá được dùng để chỉ sản phẩm cụ thể hoặc một quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng theo hướng đi về phía cái đẹp. Các yếu tố “văn” và “hoá” đã được nói đến trong quẻ Bí của sách Chu Dịch: “ các bậc thánh nhân, hiền triết “trông ngắm thiên văn, quan sát sự biến đổi thời cuộc” (quan hồ thiên văn, sát hồ thời biến) để xác lập công cuộc giáo hoá ” (Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh 1999: 209). Văn hoá được người đời sau dùng với nghĩa giáo hoá, dùng văn (gồm văn chương, lễ nhạc) để giáo huấn con người, khác với dùng vũ lực. Theo tác giả Đào Duy Anh thì văn hoá là “văn vật và giáo hoá, dùng văn tự để giáo hoá con người” ( Đào Duy Anh 1986: 537 ). Người Anh, Pháp, Đức, Nga đều dùng các từ có chung nguồn gốc tiếng La tinh là Cultura để chỉ văn hoá. Cultura nghĩa là trồng trọt. Cultura dùng theo nghĩa văn hoá có hàm nghĩa là “canh tác tinh thần”, “khai khẩn tinh thần”. Theo Từ điển triết học xuất bản ở Liên xô, “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội.” (Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Liên Xô, 1986, ) Theo UNESCO, di sản văn hoá nhân loại gồm : - Những di sản văn hoá vô hình (intangible) không thể sờ thấy được như: âm nhạc, ngôn ngữ, văn chương, phong tục tập quán, nghề cổ truyền và các phương thức về y dược, ẩm thực. - Những di sản văn hoá hữu hình (tangible) có thể sờ thấy được như: đình, chùa, miếu mạo, lăng tẩm, nhà sàn, thành quách . Giữa văn hoá vô hình và văn hoá hữu hình có mối quan hệ hữu cơ. Theo danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh thì: “Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. (Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3. NXB : Chính Trị Quốc Gia, HN, 1995, tr. 431) Như vậy, văn hoá là toàn bộ những sản phẩm vật thể và phi vật thể có giá trị do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi về sinh hoạt vật chất và thoả mãn các nhu cầu về đời sống tinh thần. Hiện nay khái niệm văn hoá được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp : Sản phẩm thuộc một lĩnh vực cụ thể do bàn tay, khối óc con người sáng tạo ra: văn học, nghệ thuật, tri thức khoa học, . Nghĩa rộng : Lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử, . . Khái niệm nông thôn và văn hoá nông thôn: Theo cách hiểu thông thường, nông thôn đối lấp với đô thị; nông thôn là những vùng đất đai rộng lớn của một quốc gia, ở đó kinh tế còn mang dấu ấn rõ rệt của phương thức sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện lịch sử xã hội, đến nay, phương thức sản xuất ở Việt Nam cơ bản vẫn là phương thức sản xuất nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam vẫn chiếm một diện tích rất lớn trong đó đa số dân sống dựa vào sản xuất nông hoá nông thôn là tất cả sản phẩm vật thể và phi vật thể có giá trị do người dân sống ở nông thôn sáng tạo, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Văn hoá làng xã là một hình thức khu biệt của văn hoá nông thôn, trong đó bao gồm những nét chung của văn hoá nông thôn và những nét riêng của văn hoá mỗi làng xã. “Làng” là cách gọi theo chữ Nôm, có từ thời phong kiến, được lưu dùng trong dân chúng để chỉ đơn vị cư trú truyền thống của Việt Nam. “Xã” là từ Hán Việt, được dùng trong những văn bản của nhà nước phong kiến để chỉ những đơn vị hành chính ở nông thôn. “Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến”. (Từ điển tiếng Việt, 2002: 542). . Phương pháp nghiên cứu văn hoá nông thôn: Nghiên cứu văn hoá nông thôn là nghiên cứu những giá trị vật chất và tinh thần phổ biến ở nông thôn. Nghiên c

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.