Luận án tiến sĩ kinh tế: Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm: Nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. | Các nhân tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm i) Điều kiện tự nhiên, Đắk Lắk có lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai về cả mức độ dồi dào và chất lượng đất, giúp phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh và hiệu quả tốt nhất ở Việt Nam; ii) Năng lực của các tổ chức kinh tế như lao động, vốn, công nghệ, tổ chức sản xuất; trong đó năng lực tổ chức sản xuất là yếu tố gây bất lợi lớn nhất đối với việc tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh; iii) Điều kiện cầu trong nước, bao gồm cả quy mô, tỷ lệ tiêu dùng nội địa và yêu cầu của khách hàng trong nước về chất lượng, chủng loại đều yếu, chưa tạo đòn bẩy để nâng cao lợi thế cạnh tranh; iv) Các ngành hỗ trợ và đầu tư công đã bước đầu có tác động tích cực đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế, tuy nhiên do năng lực của các lĩnh vực hỗ trợ còn hạn chế nên tác động đối với lợi thế cạnh tranh chưa mạnh; v) Tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm hạn chế lợi thế cạnh tranh và vi) Chính sách của Chính phủ, trong đó chính sách hỗ trợ mua tạm trữ cà phê và chính sách tỷ giá đã có tác động tích cực góp phần cải thiện giá cả và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    83    1    26-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.