Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 4 do ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương biên soạn trình bày về học thuyết giá trị với những nội dung chính như điều kiện ra đời, tồn tại và ưu thế của sản xuất hàng hoá; hàng hoá; tiền tệ. Mời các bạn tham khảo. | Chương IV HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Ths:Nguyễn thị Diệu Phương I - ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ . Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá . Khái niệm Kinh tế tự nhiên Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra sản phẩm là để tiêu dùng (cho chính họ, gia đình, bộ tộc). Kinh tế hàng hóa Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi để bán. Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên. . Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của sản xuất hàng hóa do hai điều kiện sau quyết định a) Có sự phân công lao động xã hội Phân công lao động XH: là sự chuyên môn hóa về SX, làm cho nền SX XH phân thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa vì do phân công lao động nên mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhưng nhu cầu cần nhiều thứ dẫn đến mâu thuẫn: vừa thừa vừa thiếu nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm cho nhau. Các loại phân công lao động : + Phân công đặc thù: ngành lớn lại chia thành ngành nhỏ. + Phân công chung: hình thành ngành kinh tế lớn. + Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ công xưởng (không được coi là cơ sở của sản xuất hàng hóa). b) Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc nhau mới đối diện nhau như là những hàng hóa”. Sự tách biệt về kinh tế làm cho những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. II. HÀNG HOÁ . Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá . Khái niệm: Hàng hóa là SP của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của | Chương IV HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Ths:Nguyễn thị Diệu Phương I - ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ . Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá . Khái niệm Kinh tế tự nhiên Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra sản phẩm là để tiêu dùng (cho chính họ, gia đình, bộ tộc). Kinh tế hàng hóa Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi để bán. Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên. . Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của sản xuất hàng hóa do hai điều kiện sau quyết định a) Có sự phân công lao động xã hội Phân công lao động XH: là sự chuyên môn hóa về SX, làm cho nền SX XH phân thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Phân

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
20    68    2    01-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.