Chủ đề 1: Kinh tế vĩ mô

Từ cuối năm 2007 bước sang đầu năm 2008, tình hình kinh tế nước ta biểu hiện hai trạng thái mâu thuẫn nhau, trạng thái phấn khởi trước những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước sau một năm gia nhập WTO, vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, chủ đề 1 "Kinh tế vĩ mô" dưới đây. Hy vọng tài liệu phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu. | Trong 2 năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được chỉ tiêu đề ra, với tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 8,5%. Tuy nhiên, đằng sau kết quả này vẫn còn nhiều điều phải xem xét. Đó là sự tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng. Kinh tế tăng trưởng, nhưng tính chất của nền kinh tế gia công và khai khoáng hoàn toàn chưa thay đổi. Chưa có dấu hiệu của một ngành nào, sản phẩm nào chuyển từ gia công sang thiết kế, sản xuất linh kiện sau 20 năm mở cửa và bảo hộ (thông thường ở các nước công nghiệp mới, chỉ trong khoảng 5 – 10 năm đã có sự chuyển đổi). Sự kéo dài chính sách bảo hộ và độc quyền đối với một số ngành và lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng tới năng lực sáng tạo và cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Đây là nguyên nhân sâu xa và cốt lõi giải thích tại sao khi biến động giá nguyên liệu và nhiên liệu của thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các nước khác, trong khi lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu của thị trường nước ta ít hơn nhiều. Về quan điểm phát triển, chúng ta luôn luôn xác định, mục tiêu tăng trưởng phải chú trọng cả số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế chưa có những chính sách thực sự có tác dụng đến chất lượng tăng trưởng.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.