Nhận diện hành động ngôn từ đe dọa trong tiếng Việt

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “đe dọa là làm cho người khác sợ hay tạo nên mối lo lắng về tai họa nào đó”. Như thế, ta có thể hiểu: hành động ngôn từ đe dọa là việc dùng lời nói tạo nên một mối lo lắng nào đó cho người khác khiến cho người đó sợ mà phải làm theo yêu cầu của người nói. Vậy, hành động ngôn từ đe dọa được thể hiện bằng lời đe dọa thì có những dấu hiệu đặc trưng gì về ý nghĩa, về cách sử dụng ngôn từ. Khảo sát vấn đề này sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều điều lí thú về đặc điểm văn hóa ngôn từ của người Việt. | NGÔN NGỮ SỐ 11 2012 NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA TRONG TIẾNG VIỆT ĐÀO THANH LAN Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “đe dọa là làm cho người khác sợ hay tạo nên mối lo lắng về tai họa nào đó” [3, 616]. Như thế, ta có thể hiểu: hành động ngôn từ đe dọa là việc dùng lời nói tạo nên một mối lo lắng nào đó cho người khác khiến cho người đó sợ mà phải làm theo yêu cầu của người nói. Vậy, hành động ngôn từ đe dọa được thể hiện bằng lời đe dọa thì có những dấu hiệu đặc trưng gì về ý nghĩa, về cách sử dụng ngôn từ. Khảo sát vấn đề này sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều điều lí thú về đặc điểm văn hóa ngôn từ của người Việt. 1. Khác với hành động cầu khiến thuộc nhóm điều khiển (người nói yêu cầu người nghe thực hiện một hành động mà người nói bày tỏ), hành động đe dọa lại thuộc nhóm cam kết: người nói (chủ ngôn) nêu ra dự định mà người nói sẽ thực hiện nhằm mục đích đe dọa người nghe (tiếp ngôn) để người nghe sợ mà làm theo yêu cầu của người nói đã nêu ở lời cầu khiến tiền ngôn trước khi đe dọa. Như thế, đe dọa có mục đích làm tăng hiệu lực của lời cầu khiến tiền ngôn. Thí dụ 1: Tên Pha có nhà không đấy? Trốn thuế đấy à? Sao không ra đình mà nộp cho xong? Muốn tù thì bảo! (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan) Thí dụ trên có phần không in nghiêng là những lời hỏi. Trong đó, lời hỏi đầu tiên nhằm xác định thông tin Pha có nhà hay không. Đây cũng là lời đánh tiếng khi người nói đến nhà Pha, là một cách chào hỏi của bề trên đối với người dưới. Hai lời hỏi sau hỏi về nội dung công việc. Đồng thời lời hỏi thứ ba (Sao không ra đình mà nộp cho xong?) là lời hỏi để truy tìm nguyên nhân có hàm ý cầu khiến (cầu khiến gián tiếp) Pha phải nộp thuế. Hàm ý này được xác định chắc chắn bởi có phần lời tiếp theo ở ngoài dấu ngoặc là lời đe dọa: Muốn tù thì bảo. Gần gũi với hành động đe dọa là hành động cảnh báo. Hành động cảnh báo có mục đích báo trước một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai gây kết quả xấu cho người nghe. Thí dụ 2: Lý trưởng quắc mắt: - Ô hay cái chị này, việc gì .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    133    1    15-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.