Cặp thoại tiếng Việt trong hội thoại dạy học (Qua khảo sát hội thoại dạy học ở bậc Trung học cơ sở)

Bài viết này, sẽ khái quát những cách hiểu khác nhau về cặp thoại trong ngôn ngữ học và qua ngữ liệu thực tế sẽ xác định đơn vị cặp thoại trong hội thoại dạy học - một kiểu hội thoại tuy quen thuộc nhưng còn nhiều điều cần làm sáng tỏ. | NGÔN NGỮ SỐ 12 2012 CẶP THOẠI TIẾNG VIỆT TRONG HỘI THOẠI DẠY HỌC (Qua khảo sát hội thoại dạy học ở bậc Trung học cơ sở) TS NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN 1. Đặt vấn đề Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến bằng ngôn ngữ của con người. Trong cấu trúc hội thoại, cặp thoại là một đơn vị quan trọng, có khả năng biểu hiện tập trung các đặc trưng cơ bản của hội thoại đồng thời thể hiện rõ nhất sự tương tác giữa người nói và người nghe. Cặp thoại giữ vị trí trung gian giữa bước thoại và đoạn thoại, là bản lề nối từ giao tiếp đơn thoại sang giao tiếp đa thoại. Có thể nói, cặp thoại là hình ảnh thu nhỏ của cuộc thoại. Tuy nhiên, khi nghiên cứu cặp thoại đã nảy sinh một số vấn đề cần phải làm rõ hơn như khái niệm cặp thoại trong Việt ngữ, đơn vị cấu tạo cặp thoại, ranh giới cặp thoại trong hội thoại Bài viết này, sẽ khái quát những cách hiểu khác nhau về cặp thoại trong ngôn ngữ học và qua ngữ liệu thực tế sẽ xác định đơn vị cặp thoại trong hội thoại dạy học - một kiểu hội thoại tuy quen thuộc nhưng còn nhiều điều cần làm sáng tỏ. Ngữ liệu khảo sát là các diễn ngôn dạy học được ghi âm từ các tiết học chính khóa như Vật lí, Sinh học, Địa lí ở một số trường trung học cơ sở trong toàn quốc. Cặp thoại là những lát cắt được phân tách từ các diễn ngôn thực tế này. 2. Các quan điểm về cặp thoại Có 3 trường phái nghiên cứu hội thoại tiêu biểu trên thế giới là trường phái phân tích hội thoại Mỹ, trường phái phân tích diễn ngôn Anh và trường phái phân tích hội thoại Pháp - Thụy Sỹ. Cùng với các vấn đề khác về hội thoại, cặp thoại được các nhà nghiên cứu hiểu và tiếp cận với các mức độ khác nhau. Trường phái phân tích hội thoại Mỹ không đề cập đến đơn vị cặp thoại mà chỉ nói đến cặp kế cận (adjacency pair) và cấu trúc được ưa chuộng (preference structure). Nghiên cứu từ các loạt trao đáp qua điện thoại được thực hiện từ Trung tâm phòng ngừa tự vẫn, H. Sacks, Jefferson và Schegloff đã chỉ ra rằng, cặp kế cận được tạo bởi 2 phát ngôn thường đi liền với nhau, theo kiểu tự động hóa. Thí .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.