Giải bài tập Ôn tập chương 1 SGK Hình học 10

Tài liệu Giải bài tập Ôn tập chương 1 SGK Hình học 10 có hướng dẫn giải bài tập trang 27,28 gồm gợi ý cách giải và đáp án các bài tập trong SGK giúp các em ôn lại, nắm vững hơn kiến thức của bài học. Chúc các em học tốt! | Để nắm phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Ôn tập chương 1 SGK Hình học 10 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Hệ trục toạ độ SGK Hình học 10 Bài 1 Ôn tập chương 1 trang 27 SGK hình học 10 – Ôn tập chương 1 Cho lục giác ABCDEF có tâm O. Hãy chỉ ra các véctơ →AB có điểm đầu và điểm cuối là O hoặc các đỉnh của lục giác. Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: Ta có lục giác ABCDEF, tâm O nên các tam giác ΔAOB, ΔBOC, ΔCOD, ΔDOE, ΔEOF, ΔFOA là những tam giác đều và bằng nhau. Suy ra: AB = FO = OC = ED và AB//FO//OC//ED nên →AB = →FO = →OC = →ED _ Bài 2 Ôn tập chương 1 trang 27 SGK hình học 10 – Ôn tập chương 1 Cho hai véctơ →a và →b đều khác →0. Các khẳng định sau đúng hay sai? a) Hai véctơ →a và →b cùng hướng thì cùng phương; b) Hai véctơ →b và k→b cùng phương; c) Hai véctơ →a và (-2)→a cùng hướng; d) Hai véctơ →a và →b ngược hướng với véctơ thứ ba khác →0 thì cùng phương. Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: a) Ta có →a ↑↑ →b ⇒ →a // →b là một khẳng định đúng. b) Ta có →b và k→b cùng hướng khi k > 0 và ngược hướng khi k < 0 Từ đó khẳng định hai véctơ →b và k→b cùng phương là đúng c) Khẳng định hai véctơ →a và (-2)→a cùng hướng là sai d) Ta có →a ↑↓ →c và →b ↑↓ →c ⇒ →a // →c và →b // →c ⇒ →a // →b là khẳng định đúng. _ Bài 3 Ôn tập chương 1 trang 27 SGK hình học 10 – Ôn tập chương 1 Tứ giác ABCD là hình gì nếu →AB = →DC và |→AB|= |→BC| Đáp án và hướng dẫn giải bài 3: Trong tứ giác ABCD có →AB = →DC ⇒ AB//CD và AB = CD ⇒ tứ giác ABCD là hình bình hành. Mặt khác |→AB| = |→BC| ⇒ AB = BC. Vậy tứ giác ABCD là hình thoi. _ Bài 4 Ôn tập chương 1 trang 27 SGK hình học 10 – Ôn tập chương 1 Chứng minh rằng |→a + →b |≤ |→a| + |→b| Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:  Trường hợp 1: Khi →a // →b thì →a = k→b(với k ∈ R) và |→a| =|k||→b| |→a +→b|= |→b+k→b| = |1+k||→b| ≤ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.