Rồng trong văn hóa Việt Nam

Tài liệu trình bày về các nội dung: nguồn gốc Bách Việt của rồng, gia tộc họ rồng, rồng qua các thời kỳ, rồng trong tâm thức người Việt. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Thơ (Đã đăng trên Đặc san Khoa học Xã hội số 42, tháng 1 năm 2012) Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến vào loại cao nhất thế giới. Xét theo hình thức cấu tạo, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loài vật khác nhau, song luôn có hình dáng gần nhất với một loài vật chính. Dân gian phương Đông dùng thuyết “tam đình cửu tự” (thân 3 khúc: đầu, thân, đuôi, kết hợp từ 9 nét khác nhau của 9 loài vật có thật gồm “cửu tự” là chín nét giống, gồm: sừng giống nai, đầu giống đà, mắt giống thỏ, thân giống rắn, bụng giống trai, vảy giống cá, ngón chân giống chim, chân giống hổ, tai giống bò) để nói lên đặc trưng tổng hợp ấy, và để lý giải vị trí bá chủ vạn vật của rồng. 1. Nguồn gốc Bách Việt của rồng Nghiên cứu cho thấy rồng Đông Á mang nguồn gốc Bách Việt cổ (cộng đồng cư dân cổ thuộc ngữ hệ Austro-asiatic cư trú từ hạ lưu Dương Tử đến Bắc Đông Dương, trong đó có tổ tiên Lạc Việt) trên cơ sở của sự kết hợp rắn, cá sấu và nhiều loại vật khác. Rồng mang một số đặc trưng quan trọng liên quan đến văn hóa Bách Việt như (1) nguyên mẫu chính từ rắn hoặc cá sấu, tức các loài động vật phổ biến của phương Nam(1), (2) tính cách thích nước và sinh sống ở môi trường sông nước; và (3) rồng là sản phẩm tổng hợp của tư duy âm dương phương Nam. Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn (2000), tên gọi Rồng vốn xuất hiện trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt-Chứt; từ Thìn trong thập nhị địa chi là tên gọi do người Hán vay mượn từ ngôn ngữ Bách Việt cổ. Người Bách Việt, mà cụ thể là Lạc Việt, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, tự xem mình là “con Rồng cháu Tiên”. Nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đồng nhất quan điểm này. Tác giả Văn Nhất Đa trong chuyên khảo “Đoan ngọ khảo” (1993) gắn nguồn gốc xuất hiện của rồng với tết Đoan ngọ và tục đua thuyền rồng của cư dân Ngô Việt vùng hạ lưu Dương Tử. Ngày nay, các vùng đất Nam Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Okinawa vẫn còn tục đua thuyền rồng trong các dịp đón năm mới, tết Đoan

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
163    83    2    15-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.