Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn

Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của các TCTD; phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế RRTD trong CVDN tại VCB Quy Nhơn, chỉ rõ các kết quả đã đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ HÀ THANH HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Tống Thiện Phước Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay hoạt động cấp tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho NH. Theo báo cáo thu nhập – chi phí của các NHTM Việt Nam thì thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng từ 70%-80% tổng thu nhập, nhưng đồng thời hoạt động này cũng gặp nhiều RR nhất. RRTD nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD, cao hơn nó ảnh hưởng đến cả hệ thống NH và toàn bộ nền kinh tế. Về nguyên tắc, các NH không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa thiệt hại khi RR xảy ra. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn hoạt động CVDN chiếm tỷ trọng trên 60% trong tổng dư nợ vay và cùng với sự tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu từ cho vay KHDN cũng có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Và năm 2013 có thể nói là năm đỉnh điểm của vấn đề này với mức nợ xấu trong CVDN lên đến 4,96% (năm 2011 chỉ là 0,28%), chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác hạn chế RRTD nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, lợi nhuận của chi nhánh giảm mạnh. Do đó việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong cho vay KHDN, hạn chế nợ xấu là hết sức quan trọng, cấp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.