Đánh giá khả năng xử lý đồng thời As, Cd và Pb trong điều kiện lọc qua hạt vật liệu chế tạo từ bùn thải mỏ sắt Bản Cuôn, tỉnh Bắc Kạn

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý As, Cd và Pb trong môi trường nước thông qua thí nghiệm hấp phụ dạng cột của vật liệu SBC2-400 chế tạo từ bùn thải mỏ sắt Bản Cuôn, tỉnh Bắc Kạn. Cột vật liệu có đường kính trong 3 cm, chiều dài 11,5 cm, dung tích 60 ml và khối lượng vật liệu được chèn 50g, với điều kiện dòng chảy liên tục theo chiều hướng lên trên, tốc độ dòng chảy 2 ml/phút. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 198-205 Đánh giá khả năng xử lý đồng thời As, Cd và Pb trong điều kiện lọc qua hạt vật liệu chế tạo từ bùn thải mỏ sắt Bản Cuôn, tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Thị Hải, Đặng Ngọc Thăng, Nguyễn Thị Hoàng Hà* Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý As, Cd và Pb trong môi trường nước thông qua thí nghiệm hấp phụ dạng cột của vật liệu SBC2-400 chế tạo từ bùn thải mỏ sắt Bản Cuôn, tỉnh Bắc Kạn. Cột vật liệu có đường kính trong 3 cm, chiều dài 11,5 cm, dung tích 60 ml và khối lượng vật liệu được chèn 50g, với điều kiện dòng chảy liên tục theo chiều hướng lên trên, tốc độ dòng chảy 2 ml/phút. Hai thí nghiệm hấp phụ dạng cột được tiến hành đồng thời và liên tục trong 25 ngày với hàm lượng As, Cd, Pb ban đầu lần lượt là: 1,0; 0,5; 20 mg/l và 0,4; 0,1; 0,6 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lý As, Cd, Pb của vật liệu SBC2-400 đối với 2 thí nghiệm cột lần lượt dao động trong khoảng 70,0 - 83,2; 9,8 - 56,3; 97,0 - 98,6 % và 53,1 - 76,1; 4,3 - 31,0; 43,9 - 63,9 %. Hàm lượng Pb trong dung dịch đầu ra đạt mức hàm lượng cho phép đối với nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT. Hàm lượng As và Cd đều vượt quá mức giới hạn cho phép trong QCVN40:2011. Để nước thải đầu ra đạt quy chuẩn môi trường, cần kết hợp với các công nghệ xử lý hoặc tăng khối lượng hạt vật liệu. Từ khóa: Biến tính, bùn thải mỏ sắt, hấp phụ, kim loại nặng, loại bỏ, nước thải. 1. Mở đầu * hàm lượng As, Cd và Pb cao, chúng dễ dàng di chuyển và tích tụ trong môi trường đất và trầm tích [3]. As, Cd và Pb tích lũy trong cơ thể con người thông qua các chuỗi thức ăn [5-7]. Nhiều phương pháp công nghệ, kỹ thuật đã được phát triển và sử dụng nhằm xử lý kim loại nặng như phương pháp hấp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
131    1    1    23-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.