Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Kiến nghị của người đồng tính, song tính và chuyển giới (”LGBT”)

Nội dung tài liệu bao gồm những kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp, kiến nghị cụ thể về nội dung của Dự thảo, tại các điều 27 và điều 39, phụ lục 1048 ý kiến của cộng đồng (Trang 8) và danh sách 2510 chữ ký ủng hộ việc đảm bảo quyền của người LGBT (Trang 72) trong Dự thảo Hiến pháp với tư cách là con người và công dân của Việt Nam. | KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (”LGBT”) GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (“LGBT”) Thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng tôi, Trung tâm ICS, đại diện tổ chức xã hội bảo vệ quyền của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt là “LGBT”) tại Việt Nam, đưa ra các một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (viết tắt là “Dự thảo”), cũng như bảo đảm tính bao quát của Hiến pháp để đảm bảo quyền của người LGBT với tư cách là những con người và công dân của Việt Nam. Kiến nghị này gồm 3 phần: - Phần 1: Kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp. - Phần 2: Kiến nghị cụ thể về nội dung của Dự thảo, tại các điều 27 và điều 39. - Phần 3: Phụ lục 1048 ý kiến của cộng đồng (Trang 8) và danh sách 2510 chữ ký ủng hộ việc đảm bảo quyền của người LGBT (Trang 72) trong Dự thảo Hiến pháp với tư cách là con người và công dân của Việt Nam. Thông tin liên lạc: Trung tâm ICS; Địa chỉ: 21A2, Tòa nhà Copac Square, số 12 Tôn Đản, phường 13, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: +84 8 3940 5140; Website: Kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp. Đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng là con người. Và với tư cách là một con người, người LGBT cũng được hưởng tất cả những quyền mà mọi người đều có. Tuy vậy, cũng như những nhóm thiểu số khác, quyền của người LGBT thường có nhiều khả năng không được nghĩ tới trong quá trình làm luật. Điều này dẫn tới những quy định thiếu bao quát, không bảo đảm thực thi được quyền của người LGBT trong các quy định pháp luật. Tổ chức Sức khỏe Thế giới (“WHO”) và các danh mục chẩn bệnh uy tín trên thế giới (ICD-10, DSM-V) đều không còn xem đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh, rối loạn hay lệch .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.