Tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ

Nội dung bài viết của Đoàn Kim Thắng trình bày về việc lựa chọn các biện pháp tránh thai hiện có cho người sử dụng, các loại biện pháp tránh thai, thuốc tiêm tránh thai Depo Medroxy Progesteron Acetate và việc điều tra thực trạng tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại cộng đồng. | Xã hội học số 3 (119), 2012 58 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TIÊM TRÁNH THAI TẠI HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐOÀN KIM THẮNG* A. GIỚI THIỆU Lựa chọn các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện có cho người sử dụng thông qua một Chương trình kế hoạch hóa gia đình phối hợp các biện pháp tránh thai là một yếu tố quyết định quan trọng cho sự thành công của Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Việc cung cấp BPTT phù hợp cùng với dịch vụ tư vấn tốt nhằm giúp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ lựa chọn biện pháp có thể giúp cho Chương trình đáp ứng được các yêu cầu khác nhau về sức khỏe sinh sản của người sử dụng. Mặt khác, tăng cường việc phổ cập các BPTT cũng sẽ dẫn tới khả năng giảm mức sinh, hạ thấp tỷ lệ nạo phá thai ngoài mong muốn và nâng cao được sức khỏe sinh sản cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Tại Việt Nam, bên cạnh các loại biện pháp tránh thai được giới thiệu và sử dụng rộng rãi trong những năm vừa qua thì thuốc tiêm tránh thai Depo Medroxy Progesteron Acetate (DMPA) cũng được phổ biến ở một số tỉnh thành để các cặp vợ chồng sử dụng. Hà Nội là địa phương trong nhiều năm qua Chương trình kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được triển khai tốt. Nhiều BPTT trong đó có thuốc tiêm tránh thai đã được giới thiệu và đã có những ứng dụng tốt nhằm thực hiện KHHGĐ và giảm tỷ lệ sinh. Mặc dù, thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả cao, nhưng không phải ai sử dụng cũng thích hợp. Chính vì vậy việc điều tra thực trạng tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại cộng đồng là rất cần thiết, để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những nhược điểm của biện pháp cho người sử dụng. B. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH I. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC – XÃ HỘI MẪU ĐÁNH GIÁ 1. Nhóm tuổi phụ nữ Địa bàn nghiên cứu bao gồm 29 xã/phường thuộc 29 quận/huyện thành phố Hà Nội. Đối tượng là những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi), có .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.