Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn 2 bài thơ Vội vàng

Cùng tham khảo bài văn mẫu "Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn 2 bài thơ Vội vàng" để thấy được tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình. Qua đoạn thơ, người đọc thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống. | Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU PHÂN TÍCH SỰ CẢM NHẬN VỀ THỜI GIAN CỦA XUÂN DIỆU TRONG ĐOẠN 2 BÀI THƠ VỘI VÀNG BÀI MẪU SỐ 1: “Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đây là đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộgn, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi. Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt ” 1. Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian: “Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”. Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non “Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt. (.) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ! Em, em ơi! Tình non sắp già rồi.” W: F: T:

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.