Biểu hiện của văn hóa Huế và Việt Nam qua một số sản phẩm lưu niệm ở Huế

Bài viết biểu hiện của văn hóa Huế và Việt Nam qua một số sản phẩm lưu niệm ở Huế trình bày nội dung văn hóa và biểu hiện của văn hóa, Bản sắc văn hóa Huế. Nón bài thơ - nét duyên người con gái Huế,. Xin . | 115 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA HUẾ VÀ VIỆT NAM QUA MỘT SỐ SẢN PHẨM LƯU NIỆM Ở HUẾ Trương Tiến Dũng* Dẫn nhập Văn hóa, theo Hall (1997, tr. 2), là khái niệm khó định nghĩa nhất trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn và có nhiều cách để định nghĩa văn hóa. Theo tác giả này, văn hóa có thể được định nghĩa theo cách truyền thống như một tập hợp các tư tưởng lớn được thể hiện trong các tác phẩm văn học, hội họa , âm nhạc và triết học cổ điển. Nói cách khác, văn hóa này được gọi là “văn hóa cao” của một giai đoạn. Một định nghĩa hiện đại hơn tập hợp các hình thức phổ biến của âm nhạc đại chúng, nghệ thuật, thiết kế, văn học cũng như các hoạt động vui chơi giải trí và được gọi là “văn hóa đại chúng” hay “văn hóa phổ thông” của một giai đoạn (Hall, 1997, tr. 2). Còn UNESCO (2001) định nghĩa văn hóa là “một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả khả năng và thói quen khác do một cá nhân tiếp nhận với tư cách là thành viên của một xã hội”. Chassany (2010, tr. 195) xác định rõ văn hóa được hình thành từ bốn thành tố: giá trị, chuẩn mực, thiết chế và vật phẩm. Hệ thống giá trị tương ứng với các hệ tư tưởng quan trọng của các nhóm xã hội. Các chuẩn mực tương ứng với mong đợi về cách hành xử của con người trong các tình huống khác nhau. Các giá trị và chuẩn mực này sau đó được chuyển tải qua các cấu trúc xã hội, gồm các thiết chế và các vật phẩm. Vật phẩm gồm các vật và các khía cạnh vật chất của một nền văn hóa (ibid.). Bài viết này tập trung phân tích các giá trị văn hóa được biểu hiện qua một loại vật phẩm đặc biệt: sản phẩm lưu niệm. Nhưng trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về biểu hiện văn hóa. Biểu hiện văn hóa được xem như “một quá trình mà qua đó các thành viên trong cùng một nền văn hóa sử dụng ngôn ngữ để tạo ra một ý nghĩa” (Hall, 1997: 61). Quá trình này nối kết ba yếu tố và giúp chúng tạo nên ý nghĩa: các sự vật, các khái niệm và các dấu hiệu (Hall, 1997: 19).

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2186    4    1    08-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.