Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Tây Bắc Việt Nam

Bài viết phân tích chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong mối quan hệ với quốc phòng - an ninh tại các tỉnh biên giới Tây Bắc. Khi nêu ra những thành tựu, nguyên nhân chủ quan và khách quan, tác giả đồng thời nêu ra những hạn chế của hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Tây Bắc. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(77) - 2014 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIÊN GIỚI TÂY BẮC VIỆT NAM TRẦN VĂN HÀ* Tóm tắt: Bài viết phân tích chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong mối quan hệ với quốc phòng - an ninh tại các tỉnh biên giới Tây Bắc. Khi nêu ra những thành tựu, nguyên nhân chủ quan và khách quan, tác giả đồng thời nêu ra những hạn chế của hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Tây Bắc. Từ khóa: Chính sách dân tộc, kinh tế - xã hội, Tây Bắc, biên giới. Chính sách dân tộc là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội. Trong những năm Đổi mới, bên cạnh tiếp tục quan điểm nhất quán về vấn đề dân tộc và chính sách đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi về tư duy và cách tiếp cận để xóa bỏ những xơ cứng và bất cập trong chính sách. Bài viết này chỉ tập trung phân tích chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo; phát triển giáo dục và nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong mối quan hệ với quốc phòng - an ninh tại các tỉnh biên giới Tây Bắc. 1. Chính sách xóa đói giảm nghèo Thời kỳ Đổi mới, hàng loạt các chính sách lớn, các chương trình dự án đầu tư trực tiếp liên quan đến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở vùng miền núi và dân tộc, trong đó có 86 địa bàn biên giới Tây Bắc. Các chương trình và dự án như: “Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo”, “Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản miền núi và dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn” (Chương trình 135 giai đoạn II, gọi tắt là CT135- II), các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, Chương trình trồng 5 triệu ha rừng (CT-661), dự án khoanh nuôi và bảo vệ rừng, ., đều có nội dung gắn với hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, đặc biệt là với các dân tộc có dân số ít dưới 1 vạn người như Cống, Si La, La Hủ, Mảng, Kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đã bước đầu đổi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    89    2    26-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.