Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam

Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động, nhưng khi sinh viên càng có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ MXH. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014 SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM TRẦN THỊ MINH ĐỨC * BÙI THỊ HỒNG THÁI ** Tóm tắt: Hiện nay, mạng xã hội (MXH) đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong đó, những người sử dụng chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh viên. Bài viết trình bày một số kết quả về: 1/ Thực trạng sử dụng MXH trong sinh viên, 2/ Bảo mật thông tin trên MXH, 3/ Nhu cầu sử dụng MXH và 4/ Những áp lực sinh viên (SV) có thể gặp phải khi sử dụng MXH. Từ số liệu điều tra bằng bảng hỏi trên sinh viên có sử dụng MXH ở 6 thành phố lớn, các tác giả đã chỉ ra: trong các MXH sinh viên thường dùng thì Facebook được sử dụng nhiều nhất (chiếm 86,6%), với thời gian sử dụng trải dài từ 1 giờ đến dưới 5 giờ/ngày. Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động, nhưng khi sinh viên càng có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ MXH. Từ khóa: Mạng xã hội; sinh viên; bảo mật; nhu cầu; áp lực. 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, những năm gần đây, các mạng xã hội phát triển mạnh và thu hút một lượng lớn người sử dụng, chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh viên. Mạng xã hội tạo ra một hệ thống kết nối các thành viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian với những tính năng như kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh, voice chat dựa trên nền Internet. Nghiên cứu về MXH tại Việt Nam chưa nhiều và gần như chưa có nghiên cứu về MXH với SV ở quy mô lớn. Để tìm hiểu về việc sử dụng mạng xã hội trong SV Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành phương pháp điều tra bằng 50 bảng hỏi trên SV từ năm thứ nhất tới năm thứ 4 với tuổi trung bình là 20,42 (trong đó, nam: người chiếm 43,2% và nữ là người chiếm 56,8%) ở 6 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày một số kết quả về: 1/ Thực trạng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
237    78    3    19-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.