SKKN: Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS

Mục tiêu của đề tài nhằm giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí là hợp lí, có hiệu quả. Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở, trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ Việt Nam. | Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiển hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả . để tìm ra kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung sách giáo khoa hiện hành. Thực tế hiện nay ở các trường THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới còn nhiều điều trăn trở. Đối với bộ môn Địa lí hiện nay, nội dung sách giáo khoa không những đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp nhuần nhuyển, có sự tích hợp các phương pháp dạy học lúc đó hiệu quả tiết dạy mới đạt như mong muốn. Song làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong môn Địa lí được nhớ lâu, hứng thú trong học tập, đạt hiệu quả cao.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
135    1    1    01-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.