Đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ của hai từ “mặt trời”, “mặt trăng” trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ thực tiễn ngôn ngữ và các tác phẩm văn học Trung Quốc, Việt Nam, tiến hành khảo sát ý nghĩa, nhất là ý nghĩa ẩn dụ của từ “mặt trời”, “mặt trăng”, từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo về nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt. | ĐỐI CHIẾU Ý NGHĨA ẨN DỤ CỦA HAI TỪ “MẶT TRỜI”, “MẶT TRĂNG” TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Phạm Ngọc Hàm* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 24 tháng 08 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước nông nghiệp. Từ xa xưa, con người đã nhận thức được sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các thiên thể có ý nghĩa to lớn đến phát triển nông nghiệp cũng như đời sống xã hội. Nhận thức đó phản ánh quan niệm âm dương - một trong những quan niệm truyền thống chi phối quá trình khám phá sự vật khách quan. Mặt trăng và mặt trời trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có nhiều tên gọi khác nhau, xuất hiện trong văn học, từ thần thoại, truyền thuyết, ca dao dân ca đến các tác phẩm văn học hiện đại. Ý nghĩa liên tưởng của các từ này trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng, song cũng có những điểm khác biệt, thể hiện trí tưởng tượng phong phú và đặc điểm tri nhận của người xưa đối với mặt trời và mặt trăng. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ thực tiễn ngôn ngữ và các tác phẩm văn học Trung Quốc, Việt Nam, tiến hành khảo sát ý nghĩa, nhất là ý nghĩa ẩn dụ của từ “mặt trời”, “mặt trăng”, từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo về nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt. Từ khoá: mặt trời, mặt trăng, tiếng Hán, tiếng Việt, ẩn dụ 1. Đặt vấn đề Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, trước hết là các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng và các thiên thể, người xưa đã nhận thức được đặc tính của chúng, từ đó liên hệ với cuộc sống, hình thành nên các khái niệm, học thuyết. Trước thời đại Xuân thu – Chiến quốc (770 đến –221), cuốn “Chu dịch” (周易) mà tư tưởng trung tâm là học thuyết âm dương của Trung Quốc đã ra đời, làm cơ sở khoa học quan trọng để giải .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.