Đặc trưng tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt

Bài viết miêu tả đặc trưng tín hiệu thẩm mỹ của các đơn vị thành ngữ so sánh tiếng Việt có cấu trúc t như B theo hướng đồng đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đơn vị có thuộc tính so sánh t là động từ đòi hỏi bổ ngữ và t là động từ không cần bổ ngữ có phạm vi hoạt động rộng, chiếm ưu thế. | ĐẶC TRƯNG TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH TIẾNG VIỆT Hoàng Thị Yến* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 19 tháng 06 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết miêu tả đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của các đơn vị thành ngữ so sánh tiếng Việt có cấu trúc t như B theo hướng đồng đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đơn vị có thuộc tính so sánh t là động từ đòi hỏi bổ ngữ và t là động từ không cần bổ ngữ có phạm vi hoạt động rộng, chiếm ưu thế. Trong thành ngữ so sánh có cấu trúc t như B với t là tính từ chỉ phẩm chất, tính chất có sự tương ứng về bậc nghĩa cụ thể hay khái quát, biểu trưng giữa thuộc tính so sánh t và cấu trúc so sánh như B. Chất liệu của tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ so sánh có cấu trúc t như B khá điển hình, đa dạng, gần gũi với con người, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Việt. Từ khóa: tín hiệu thẩm mĩ, thành ngữ so sánh, tiếng Việt 1. Đặt vấn đề Tín hiệu thẩm mĩ là một khái niệm có liên quan đến lý thuyết tín hiệu học nói chung, lý thuyết ngôn ngữ học nói riêng, đặc biệt là những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương. Một tín hiệu thẩm mĩ khi đi vào nghệ thuật đã được chuyển hoá thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ ngôn ngữ hay còn là tín hiệu văn chương (Trần Thị Thái, 2011). Theo các nhà nghiên cứu, trong thành ngữ, tục ngữ, tín hiệu thẩm mĩ là toàn bộ những yếu tố hiện thực, sự vật, hiện tượng trong đời sống được đưa vào thành ngữ, tục ngữ nhằm tạo cho người tiếp nhận một sự liên tưởng gần gũi với các triết lí về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan của con người. Quan hệ giữa “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện” trong kí * ĐT.: 84-972157070 Email: hoangyen70@ Bài viết được hoàn thiện trên cơ sở tham luận: Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt, Báo cáo số 12, tiểu ban 2 Ngôn ngữ học liên ngành, Hội thảo quốc tế Các khuynh hướng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.