Kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán (Đối chiếu với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt)

Bài viết trình bày về kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán. Bổ ngữ là một trong những thành phần chính trong câu tiếng Hán. Bổ ngữ tiếng Hán nói chung và bổ ngữ thời lượng tiếng Hán nói riêng có tần suất sử dụng rất cao. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung bàn về trật tự kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán, đồng thời tiến hành so sánh đối chiếu với trật tự kết cấu câu có cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. | KẾT CẤU CÂU MANG BỔ NGỮ THỜI LƯỢNG TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI CÁCH BIỂU ĐẠT TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT) Nguyễn Thị Hường* Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, 189 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Bình, Hải Dương, Việt Nam Nhận bài ngày 16 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 01 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 01 năm 2018 Tóm tắt: Bổ ngữ là một trong những thành phần chính trong câu tiếng Hán. Bổ ngữ tiếng Hán nói chung và bổ ngữ thời lượng tiếng Hán nói riêng có tần suất sử dụng rất cao. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung bàn về trật tự kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán, đồng thời tiến hành so sánh đối chiếu với trật tự kết cấu câu có cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Từ khóa: kết cấu câu, bổ ngữ thời lượng, tiếng Hán, đối chiếu, tiếng Việt 1. Lời mở đầu Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ cùng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp là dựa vào sự sắp xếp trật tự từ và hư từ trong câu, khi trật tự sắp đặt các từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. Tùy thuộc vào từng loại hình tân ngữ, loại động từ và các ý nghĩa biểu đạt của bổ ngữ thời lượng mà mô hình kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng (dưới đây có chỗ viết tắt là BNTL) tiếng Hán là khác nhau. Điều này tạo nên tính phức tạp trong cách sử dụng BNTL cũng như cấu trúc câu mang BNTL tiếng Hán. Các nghiên cứu có liên quan về phạm trù bổ ngữ thời lượng tiếng Hán chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu bản thể về bổ ngữ thời lượng và là của các tác giả ở nước ngoài như: 闫娇莲(2007),陈小红(2002),杨 峥琳-刘倩(2006),李大忠(1996),秦洪武 (2002),匡鹏飞(2013),储泽祥(2005),曾妍 (2014),车慧-张璐(2016). Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc so sánh đối chiếu BNTL tiếng Hán với tiếng Việt. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các  * ĐT.: 84-983597810 Email: phương pháp: khảo sát, phân tích và so sánh đối chiếu. Thông qua việc phân tích và đối chiếu, chúng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.