Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam

Bài viết trình bày về tình hình giáo dục ở Việt Nam hiện nay, toàn ngành giáo dục đang thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bối cảnh đó đặt ra cho các cơ sở đào tạo GV trong cả nước hai nhiệm vụ lớn, có ảnh hưởng đến “vận mệnh” mỗi cơ sở đào tạo: Thứ nhất, làm thế nào để đào tạo được những thế hệ giáo viên tương lai đủ năng lực giảng dạy chương trình giáo dục phổ mới? Thứ hai, làm thế nào để bồi dưỡng và đào tạo lại các GV đang trực tiếp giảng dạy ở phổ thông? | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 2 (2017) 52-60 Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam Hoàng Thanh Tú1,*, Ninh Thị Hạnh2 1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 32 Nguyễn Văn Linh, Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 2 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 4 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Hiện nay ở Việt Nam, toàn ngành giáo dục đang thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bối cảnh đó đặt ra cho các cơ sở đào tạo GV trong cả nước hai nhiệm vụ lớn, có ảnh hưởng đến “vận mệnh” mỗi cơ sở đào tạo: Thứ nhất, làm thế nào để đào tạo được những thế hệ giáo viên (GV) tương lai đủ năng lực giảng dạy chương trình giáo dục phổ mới? Thứ hai, làm thế nào để bồi dưỡng và đào tạo lại các GV đang trực tiếp giảng dạy ở phổ thông? Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu tổng quan về hai mô hình đào tạo GV (mô hình song song và mô hình kế tiếp-kết hợp) đang được áp dụng hiện nay, bài viết đưa ra những đề xuất cho việc phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam. Từ khóa: Chương trình đào tạo; Bồi dưỡng giáo viên; Đổi mới giáo dục phổ thông. trường đại học sư phạm; 49 trường đại học có khoa/ngành sư phạm; 39 trường cao đẳng sư phạm; 24 trường cao đẳng có khoa/ngành sư phạm; 3 trường trung cấp sư phạm và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục [2]. Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Theo đó, để hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cử nhân đại học 4 năm, người học cần tích lũy từ 120 - 140 tín chỉ (tương đương với 180 - 210 đơn vị học trình) và Hiệu trưởng được quyền quy định cụ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.