Tìm hiểu những giá trị truyền thống của tết Đoan Ngọ trong đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam đương đại

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi tết Đoan Dương vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong đời sống văn hóa các nước Đông Á (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam) và có tác động ảnh hưởng đến sinh hoạt và lối sống trong xã hội của mỗi dân tộc các nước Đông Á. Ở Việt Nam tết Đoan Ngọ cũng còn gọi là tết Đoan Dương hay Trùng Ngọ và nhân dân thường gọi là tết giết sâu bọ. | TÌM HIỂU NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA TẾT ĐOAN NGỌ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TRỊNH KHẮC MẠNH* Tết Đoan Ngọ hay còn gọi tết Đoan Dương vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong đời sống văn hóa các nước Đông Á (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam) và có tác động ảnh hưởng đến sinh hoạt và lối sống trong xã hội của mỗi dân tộc các nước Đông Á. Ở Việt Nam tết Đoan Ngọ cũng còn gọi là tết Đoan Dương hay Trùng Ngọ và nhân dân thường gọi là tết giết sâu bọ.* Về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, từng có nhiều sự giải thích khác nhau. Có người cho rằng, tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ. Có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang (Trung Quốc). Thế nhưng cách lưu truyền phổ biến nhất trong dân gian thì cho rằng, tết Đoan Ngọ là để kỷ niệm nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên (Trung Quốc). Như mọi người đã biết: vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên, ông là vị trung thần và là nhà văn hoá nổi tiếng thời bấy giờ (thế kỷ thứ III trước Công nguyên). Tương truyền Khuất Nguyên là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được lại bị gian thần hãm hại, Khuất Nguyên đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 * . Viện Nghiên cứu Hán Nôm. tháng năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ) rồi bơi thuyền ra giữa sông ném bánh, lấy gạo bỏ vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Sau này ống tre đựng gạo được đổi thành bánh chưng. Ở Trung Quốc, trong ngày tết Đoan Ngọ có nhiều tập tục, như: bà con họ hàng đi thăm hỏi nhau, mọi người biếu nhau bánh chưng của nhà mình gói. Những thức ăn trong ngày tết Đoan Ngọ, ngoài bánh chưng ra, nhiều nơi còn có những thức ăn khác, chẳng hạn như ăn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.