Việt Nam và phương án sử dụng Tòa trọng tài theo phụ lục VII Công ước luật biển 1982 trước những yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông

Bài viết đề xuất phương án cho Việt Nam nhằm đưa các yêu sách trái pháp luật quốc tế của Trung Quốc ra trước Tòa trọng tài quốc tế về luật biển, góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển, đảo của Việt Nam tại biển Đông hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 (2016) 59-67 TRAO ĐỔI Việt Nam và phương án sử dụng Tòa trọng tài theo phụ lục VII Công ước luật biển 1982 trước những yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông Đào Thị Thu Hường* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 4 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Trên cơ sở đánh giá khả năng và hiệu quả của Tòa trọng tài quốc tế về luật biển so với các thiết chế tài phán quốc tế khác mà Việt Nam có thể sử dụng trong hoàn cảnh hiện tại, tác giả đề xuất phương án cho Việt Nam nhằm đưa các yêu sách trái pháp luật quốc tế của Trung Quốc ra trước Tòa trọng tài quốc tế về luật biển, góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển, đảo của Việt Nam tại biển Đông hiện nay. Từ khóa: Tranh chấp biển Đông, Tòa trọng tài quốc tế về luật biển, đường lưỡi bò Tranh chấp∗biển Đông ngày càng phức tạp, trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt, với tham vọng hiện thực hóa “đường lưỡi bò” của mình, Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các công trình trái luật pháp quốc tế trên vùng biển này; bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân. Những hành động trên đã làm leo thang căng thẳng, gia tăng sự bất ổn trong khu vực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và tự do hàng hải của các quốc gia trong khu vực; đồng thời thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc trong việc độc chiếm biển Đông. Do vậy, việc tìm phương án đưa các yêu sách phi lý của Trung Quốc tại biển Đông ra trước các cơ quan tài phán quốc tế là điều rất cần thiết và quan trọng đối với Việt Nam .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.