Về tự quản địa phương ở Liên bang Nga

Bài viết là những nghiên cứu về bản chất, mô hình tổ chức, phương thức thực hiện quyền tự quản địa phương và thẩm quyền của chính quyền tự quản địa phương ở Nga. Bài viết cũng phân tích cơ chế phân quyền giữa tự quản địa phương với chính quyền nhà nước các cấp, cơ chế thanh kiểm tra, giám sát từ phía chính quyền nhà nước đối với tự quản địa phương ở Nga hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 (2016) 68-75 Về tự quản địa phương ở Liên bang Nga Mai Văn Thắng* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 3 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 4 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết là những nghiên cứu về bản chất, mô hình tổ chức, phương thức thực hiện quyền tự quản địa phương và thẩm quyền của chính quyền tự quản địa phương ở Nga. Bài viết cũng phân tích cơ chế phân quyền giữa tự quản địa phương với chính quyền nhà nước các cấp, cơ chế thanh kiểm tra, giám sát từ phía chính quyền nhà nước đối với tự quản địa phương ở Nga hiện nay. Từ khóa: Tự quản, địa phương, Nga, chính quyền, đơn vị tự quản. 1. Đặt vấn đề∗ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cải cách để phát triển. Một trong những cơ hội và cũng là nhiệm vụ quan trọng là cải cách mô hình quản trị quốc gia, trong đó, trước hết là cải cách mô hình tổ chức chính quyền địa phương với phương châm trao thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mô hình TQĐP ở Nga cũng như những đặc trưng và những thành tựu, bài học kinh nghiệm mà nó đem lại là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trao quyền tự quản, tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương là một trong những xu thế phổ biến của thế giới hiện đại. Sự phát triển của xu thế này được thúc đẩy bởi nhu cầu quản trị hiện đại, khoa học, hiệu quả, mở rộng dân chủ và bảo vệ, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Cùng với tiến trình cải cách dân chủ, Nga đã và đang đẩy mạnh phát triển tự quản địa phương (TQĐP). Ở Nga, TQĐP không phải là một cấp chính quyền trong sơ đồ tổ chức quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, cùng với sự hiệu quả trong quản trị, minh bạch, trách nhiệm giải trình cao và tính dân chủ ngày càng được khẳng định, TQĐP ở Nga góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nước Nga hiện đại, dần lấy được lòng tin của người dân vào một xã hội .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    73    2    29-06-2024
35    86    1    29-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.