Không giáo nhật bản và Việt Nam - Vài điển tham chiếu

Không giáo nhật bản và Việt Nam - Vài điển tham chiếu. Tham chiếu những nét tương đồng và gị biệt trong cấu trúc bản chất Không giáo cũng như quá trình du nhập của nó vào Việt Nam và Nhật Bản hai đại diện cho khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2015 85 NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH* KHỔNG GIÁO NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM - VÀI ĐIỂM THAM CHIẾU Tóm tắt: Khu vực Á Đông với bề dày lịch sử lâu đời, đã sản sinh ra nhiều giá trị đặc thù cơ hữu mà cho đến ngày nay vẫn trường tồn dẫu trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Khổng giáo là một trong số những giá trị ấy. Vượt qua biên giới Trung Hoa, Khổng giáo truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, hình thành nên một vành đai chung văn hóa Khổng giáo. Tuy nhiên, Khổng giáo khi thâm nhập vào mỗi quốc gia thì lại được chọn lọc và thích nghi với đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia đó để rồi làm nên Khổng Việt, Khổng Triều và Khổng Nhật. Bài viết này tham chiếu những nét tương đồng và dị biệt trong cấu trúc, bản chất Khổng giáo cũng như quá trình dự nhập của nó vào Việt Nam và Nhật Bản - hai đại diện cho hai tiểu khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á để nhận diện rõ tính đa dạng trong thống nhất của các giá trị đặc hữu Á Đông và sức sống chưa hề phai màu của học thuyết Khổng giáo ở mỗi quốc gia này. Từ khóa: Đặc trưng, Khổng giáo, Nhật Bản, Việt Nam, so sánh. 1. Những nét tương đồng và dị biệt trong quá trình thâu nhận Khổng giáo của Việt Nam và Nhật Bản Nhìn chung, so với các nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán thì quá trình du nhập và phát triển của Khổng giáo ở Việt Nam và Nhật Bản được xem là có nhiều nét tương đồng hơn cả. Khổng giáo được du nhập vào hai nước đều ở những thế kỷ sau Công nguyên và do sự truyền bá của các học giả nước ngoài. Nếu như Khổng giáo vào Việt Nam khoảng thế kỷ III với vai trò của Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, thì ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ V với vai trò của hai dòng họ chuyên lo về văn thư là Yamato no fumi/ Đông Văn 東文 có gốc là người Trung Quốc ở quận Đới Phương và dòng họ Kawachi no fumi/ Tây Văn 西文 vốn là hậu duệ * TS., Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 86 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2015 của những nhà Nho ở Bách Tế. Cùng với đó phải kể đến vai trò của học giả Vương Nhân cùng các “Ngũ kinh bác sĩ”1. Điều dễ nhận thấy, ở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.