Nhận diện niềm tin xã hội của tín đồ Công giáo tại Hà Nội và Ninh Bình

Bài viết Nhận diện niềm tin xã hội của tín đồ Công giáo tại Hà Nội và Ninh Bình trình bày: Giới hạn trong khuôn khổ niềm tin cá nhân tức niềm tin cá nhân đối với nhóm xã hội và niềm tin cá nhân đối với các vấn đề xã hội. Nguồn dữ liệu của bài viết được lấy từ cuộc khảo sát tại Hà Nội và Ninh Bình do Viện Xã hội học thực hiện vào năm 2014,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 59 NGUYỄN THỊ MINH NGỌC∗ NHẬN DIỆN NIỀM TIN XÃ HỘI CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI VÀ NINH BÌNH Tóm tắt: Niềm tin là một vấn đề cốt lõi trong cuộc sống con người. Ai cũng cần phải có niềm tin để sống. Thời gian gần đây, vấn đề niềm tin trở thành một chủ đề được quan tâm nhiều ở Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau. Ra đường, chúng ta thường nghe “liệu có tin được không?” hay “người đó có tin được không đấy?” Sự khủng hoảng niềm tin có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể bao quát được toàn bộ nội dung liên quan đến niềm tin mà chỉ đi sâu vào nhận diện niềm tin xã hội của tín đồ Công giáo. Niềm tin xã hội trong bài viết cũng chỉ giới hạn trong khuôn khổ niềm tin cá nhân tức niềm tin cá nhân đối với nhóm xã hội và niềm tin cá nhân đối với các vấn đề xã hội. Nguồn dữ liệu của bài viết được lấy từ cuộc khảo sát tại Hà Nội và Ninh Bình do Viện Xã hội học thực hiện vào năm 2014. Từ khóa: Niềm tin, tôn giáo, xã hội. 1. Đặt vấn đề Niềm tin xã hội hiện là vấn đề thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Đối với thế giới, nghiên cứu về niềm tin xã hội không còn là chủ đề mới mẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến nay, vẫn còn rất ít công trình đề cập tới vấn đề này. Liên quan đến niềm tin (trust) còn có các thuật ngữ như lòng tin (faith), đức tin (belief), sự tin tưởng (confidence) và sự tin cậy (realiance), Những thuật ngữ này về nội hàm không hoàn toàn giống nhau nhưng có sự bổ trợ cho nhau. Những năm gần đây, ở Việt Nam, thuật ngữ “lòng tin” hay “niềm tin” hay được nhắc đến. Trước đây, trong cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc, niềm tin của toàn dân được đặt vào mục tiêu duy nhất là chiến thắng ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng đất nước, niềm tin đó được chuyển tải vào các giá trị đạo đức, đoàn kết, hướng thiện của con ∗ TS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
192    7    1    12-06-2024
1    94    1    12-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.