Đặc điểm của đoạn gen mã hóa coat protein phân lập từ soybean mosaic virus

Bài viết trình bày kết quả phân lập trình tự đoạn gen mã hóa protein vỏ của virus gây bệnh khảm lá ở đậu tương trồng ở Sơn La, tạo nguyên liệu để thiết kế vector phục vụ chuyển gen tạo cây đậu tương kháng SMV theo nguyên lý RNAi. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 283-292 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN GEN MÃ HÓA COAT PROTEIN PHÂN LẬP TỪ SOYBEAN MOSAIC VIRUS Lò Thị Mai Thu1, Hoàng Hà2, Lê Văn Sơn2, Chu Hoàng Hà2, Chu Hoàng Mậu3* 1 2 Trường Đại học Tây Bắc Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Đại học Thái Nguyên, *chuhoangmau@ TÓM TẮT: Bệnh khảm lá đậu tương do Soybean mosaic virus (SMV) thuộc họ Potyviridae gây ra, là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng đậu tương. Để phát hiện và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh khảm trên đậu tương tại một số vùng thuộc tỉnh Sơn La, chúng tôi sử dụng kỹ thuật RT-PCR với cặp mồi thiết kế đặc hiệu cho họ Potyviridae và kết quả đã nhân bản được đoạn gen (cDNA) mã hóa protein vỏ (coat protein-CP) đặc hiệu duy nhất. Kết quả tách dòng và so sánh trình tự nucleotide cho thấy trình tự đoạn gen CP của SMV ở hai dòng SL1 và SL2 có độ tương đồng từ 99,3%-100% so với đoạn gen mã hóa CP của SMV được công bố trên Ngân hàng Gen quốc tế với mã số X63771. SMV dòng SL1, SL2-Việt Nam có quan hệ gần và phân bố cùng nhóm với hai dòng Trung Quốc có mã số X63771 và U25673 trên Ngân hàng Gen quốc tế. Trình tự đoạn gen CP của dòng SL1, SL2 -Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu và thông tin để thiết kế vector mang cấu trúc RNAi phục vụ chuyển gen nhằm cải thiện khả năng kháng SMV của cây đậu tương Việt Nam. Từ khóa: Đậu tương, bệnh khảm, gen CP, protein vỏ, soybean mosaic virus. MỞ ĐẦU Bệnh khảm lá đậu tương do soybean mosaic virus (SMV) thuộc họ Potyviridae gây ra. SMV có thể gây ra thiệt hại đáng kể về sản lượng, làm suy giảm năng suất đậu tương tới 40% khi các cây bị nhiễm trước khi ra hoa, 91% hạt đậu có vết lốm đốm và trong một số trường hợp có thể gây thiệt hại lên tới 94% tổng sản lượng đậu tương [10]. Hạt SMV có dạng hình que, dài 720-850 nm và rộng 11-12 nm, được tạo thành khoảng 2000 tiểu đơn vị tạo nên lớp vỏ protein (coat proteinCP) sắp xếp theo kiểu xoắn ốc xung quanh hệ gen RNA virus [4, 17, 19]. Hệ gen của SMV

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.