Biểu tượng người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của Colum McCann

Người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của nhà văn Ireland – Colum McCann là một biểu tượng đẹp về con người trong cuộc sống. Đó là con người biết vượt lên chính mình, con người trên hành trình sáng tạo nên những điều kì diệu. Đó cũng là con người đang tìm kiếm tự do và kết nối yêu thương. Biểu tượng giàu giá trị nhân văn ấy đã được tác giả xây dựng rất thành công bằng nghệ thuật tự sự đa chủ thể. | BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI ĐI DÂY” CỦA COLUM MCCANN LÊ VĂN HÒA - THÁI PHAN VÀNG ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của nhà văn Ireland – Colum McCann là một biểu tượng đẹp về con người trong cuộc sống. Đó là con người biết vượt lên chính mình, con người trên hành trình sáng tạo nên những điều kì diệu. Đó cũng là con người đang tìm kiếm tự do và kết nối yêu thương. Biểu tượng giàu giá trị nhân văn ấy đã được tác giả xây dựng rất thành công bằng nghệ thuật tự sự đa chủ thể. Từ khóa: người đi dây, biểu tượng, tự sự đa chủ thể 1. ĐẶT VẤN ĐỀ . Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học trước hết mang đặc trưng hình tượng – gián tiếp. Bất cứ nghệ sĩ nào khi sáng tác văn chương cũng hướng đến kiến tạo những biểu tượng để chuyển tải thông điệp thẩm mĩ trong tác phẩm của mình. Không có biểu tượng sẽ không có nghệ thuật. Khái niệm biểu tượng thường được hiểu là “hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai” (Từ điển tâm lý học). Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giải thích rằng: biểu tượng là “Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” (Dẫn theo Nguyễn Thanh Tuấn – Biểu tượng thơ Nguyễn Anh Nông). Từ điển biểu tượng định nghĩa: “Những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”. Tính chất đa nghĩa của biểu tượng được làm nên không chỉ từ góc độ sáng tạo mà còn từ góc độ tiếp nhận. Kiến tạo biểu tượng do đó trở thành xu hướng tất yếu của quá trình mã hóa thông tin trong các tác phẩm văn chương. . “Người đi dây” (Let the great world spin) của Colum McCann là tác phẩm đạt giải thưởng quốc gia dành cho tiểu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.