Sử dụng ảnh Google earth để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đánh giá biến động rừng tại công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai

Bài viết Sử dụng ảnh Google Earth để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đánh giá biến động rừng tại công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai trình bày: kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở dữ liệu cho việc theo dõi, đánh giá và dự báo xu thế tài nguyên rừng phục vụ lập kế hoạch phát triển rừng bền vững của Công ty trong giai đoạn tiếp theo,. . | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường SỬ DỤNG ẢNH GOOGLE EARTH ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP LA NGÀ, TỈNH ĐỒNG NAI Trần Quang Bảo1, Lê Sỹ Doanh2, Hoàng Thị Hồng3 1,2 3 Trường Đại học Lâm nghiệp Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai TÓM TẮT Ở Việt Nam xây dựng bản đồ hiện trạng rừng theo Thông tư 34/TT-BNNPTNT đã được một số tác giả nghiên cứu với việc sử dụng ảnh vệ tinh như: Landsat 8, SPOT5, SPOT 6, Sentinel Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng ảnh vệ tinh Google earth và phương pháp có sự tham gia để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng phục vụ đánh giá biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2010 – 2016 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai. Kết quả của nghiên cứu, đã xác định được 9 kiểu trạng thái rừng với sai số kết quả giải đoán tự động là 19%. Giai đoạn 2010 – 2016, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Công ty biến động theo hướng tăng diện tích đất có rừng (12,6%) chủ yếu là đất trống được chuyển sang đất trồng rừng. Các tác giả đã đề xuất được mô hình áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế với 2 quy trình: thành lập bản đồ hiện trạng rừng từ việc sử dụng ảnh vệ tinh Google Earth và đánh giá biến động tài nguyên rừng ở phạm vi Công ty. Kết quả của nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở dữ liệu cho việc theo dõi, đánh giá và dự báo xu thế tài nguyên rừng phục vụ lập kế hoạch phát triển rừng bền vững của Công ty trong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Ảnh vệ tinh, bản đồ hiện trạng rừng, đánh giá biến động, Google Earth, phân loại tự động. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ viễn thám lần đầu tiên được ứng dụng vào Việt Nam vào đầu năm 1980 thông qua Chương trình Intercosmos của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban nghiên cứu Vũ trụ Việt Nam. Ảnh viễn thám đã được sử dụng trong việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1996 với việc sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 3 có độ phân giải 15 x 15 m phục vụ chương trình theo dõi tài nguyên rừng chu kỳ I giai đoạn

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
94    63    2    18-06-2024
114    94    3    18-06-2024
2    644    2    18-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.