Bài học từ triển khai mô hình hợp tác công tư ở Cộng hoà Liên Bang Đức

Bài viết Bài học từ triển khai mô hình hợp tác công tư ở Cộng hoà Liên Bang Đức trình bày mô hình hợp tác công – tư (PPP) hiện nay đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới nhằm tăng cường huy động nguồn lực để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước trong quá trình cải cách khu vực công,. . | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ BÀI HỌC TỪ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC ThS. NGUYỄN BÍCH THUẬN - Viện Nghiên cứu châu Âu Mô hình hợp tác công – tư (PPP) hiện nay đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới nhằm tăng cường huy động nguồn lực để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước trong quá trình cải cách khu vực công. Cộng hoà Liên bang Đức là một trong những nước điển hình ở châu Âu triển khai hiệu quả mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách khu vực công. Kinh nghiệm triển khai mô hình PPP ở Đức là bài học kinh nghiệm hữu ích cho quá trình triển khai mô hình này ở Việt Nam. Từ khóa: Mô hình PPP, cơ sở hạ tầng, dự án, tài chính, đầu tư Tình hình triển khai mô hình PPP ở Đức Cộng hoà Liên bang Đức là nước triển khai mô hình PPP khá sớm ở châu Âu. Dự án PPP đầu tiên được triển khai ở nước Đức là vào năm 2003 và mô hình này đã nhanh chóng phát triển ở Đức trong một thời gian ngắn. Cụ thể, từ năm 2003 tới năm 2007, số dự án PPP ở Đức đã tăng từ 1 dự án lên 35 dự án và tới cuối năm 2008, số dự án PPP đã chiếm khoảng 15% tổng số dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng ở Đức. Đến đầu tháng 4/2015, số dự án PPP ở Đức đã lên tới 243 dự án và được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Các mô hình dự án PPP ở Đức Để thu hút được nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Đức đã triển khai các mô hình dự án PPP phân bổ theo cơ cấu sở hữu và phân bổ rủi ro. Cụ thể như: - Mô hình Erwerbermodell (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao): Theo mô hình này, phía tư nhân sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng, cung cấp tài chính và vận hành tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Những dự án này thường kéo dài từ 20-30 năm và khi kết thúc dự án thì quyền sở hữu đất đai và công trình xây dựng lại được trả về cho Nhà nước. Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất ở Đức hiện nay, tập trung chủ yếu ở các công trình xây dựng và một số ít các dự án xây dựng cầu đường. - Mô hình Inhabermodell (Xây dựng - Chuyển giao - Vận .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
46    137    7    17-06-2024
20    81    2    17-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.