Đề xuất hướng cải tạo và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, núi Nhỏ và Bình Thung huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Bài viết đề xuất hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ và Bình Thung ở Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội qui hoạch sử dụng đất tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để nâng cao hiệu quả và tính tích cực của hoạt động khai thác mỏ. | Science & Technology Development, Vol 13, - 2010 ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG MẶT BẰNG SAU KHAI THÁC CÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TÂN ĐÔNG HIỆP, NÚI NHỎ VÀ BÌNH THUNG HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Hoàng Thị Hồng Hạnh, Trần Anh Tú Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 08 tháng 10 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 21 tháng 12 năm 2009) TÓM TẮT: Theo Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường, công tác cải tạo mỏ và định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi được cấp phép khai thác. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lý do, đa số các mỏ đang khai thác chưa có định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác một cách hữu hiệu hoặc các mỏ đã ngưng khai thác vẫn chưa được cải tạo theo qui chế đóng cửa mỏ. Điều này dẫn đến việc lãng phí tài nguyên đất và có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất và rủi ro xảy ra tại các mặt bằng sau khai thác một số mỏ đá xây dựng. Các tác giả đề xuất hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ và Bình Thung ở Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội qui hoạch sử dụng đất tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để nâng cao hiệu quả và tính tích cực của hoạt động khai thác mỏ. Từ khóa: hoàn thổ, cải tạo mỏ, mặt bằng sau khai thác. 1. MỞ ĐẦU Hoạt động khai thác mỏ là dạng sử dụng đất tạm thời. Do đó, việc đề xuất hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác (MBSKT) cần được thành lập trước khi tiến hành khai thác đối với bất kỳ một mỏ nào nhằm gia tăng tính tích cực của hoạt động khoáng một vùng mỏ nhất định, mục tiêu của hoàn thổ (reclamation) là đưa mỏ trở về tình trạng gần giống như trước khi khai thác với đầy đủ các giá trị về môi trường, di sản hay bảo tồn. Tuy nhiên, do đặc thù khai thác mỏ là lượng khoáng sản lấy đi quá lớn nên không thể hoàn thổ, do đó chỉ có thể lựa chọn hướng cải tạo mỏ (rehabilitation) theo các mục đích sử dụng đất có lợi khác. Hướng sử dụng đất sau khai thác phải được

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.