Xu hướng ưu tiên sử dụng hình thức phủ định biểu thị khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trong tiếng Hán, để biểu thị phạm trù khả năng, ngoài việc sử dụng các động từ năng nguyện như 能, 可以, 会, 要, . thì trong ngôn ngữ này còn tồn tại một hình thức biểu thị khả năng rất đặc biệt khác, đó là cấu trúc bổ ngữ khả năng “V 得/不 C”, mà theo như Ngô Phúc Tường (2012) thì cấu trúc này là một hiện tượng cú pháp “đặc trưng của tiếng Hán” và “hiếm có trong số các ngôn ngữ trên thế giới.” | NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5 (223)-2014 41 NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ XU HƯỚNG ƯU TIÊN SỬ DỤNG HÌNH THỨC PHỦ ĐỊNH BIỂU THỊ KHẢ NĂNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT THE PRIORITY IN USING NEGATIVE FORM OF THE POTENTIAL STRUCTURES IN CHINESE AND VIETNAMESE TỪ BÍCH DIỆP (NCS; Trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc) Abstract: Nowadays, in almost every natural languages, there’s an objective existence of the “potential category” and the syntactic structures that express this category (also called “potential structures”). Among these potential structures in Chinese, the potential complement structure “V de/bu C” is an unique one. In Vietnamese, we can put the adverbs “duoc”, “noi” and “xue” behind the main verb to express possibility. In this paper, we temporarily denoted structures that use these adverbs as “(khong) V+M” (with M stands for “duoc”, “noi”, “xue”). In practical language, both of those two structures show that they have the priority of being used in their negative form. This paper focuses on the description of the specific performance of this trend, morever we will make the preliminarily explanation for the root of this phenomenon. Key words: negative form; priority; potential structures; Chinese; Vietnamse. 1. Dẫn nhập Trong thực tế đời sống, hàng ngày con người đều phải đối mặt với những sự biến đổi và vận động không ngừng của muôn vàn các hiện tượng, các sự vật, sự việc. Trong quá trình thích nghi với thế giới để mưu cầu sinh tồn, giữa con người và thế giới tự nhiên cũng như với xã hội loài người đã nảy sinh rất nhiều các mối quan hệ, trong đó có các mối quan hệ về “khả năng”. Hồ Thanh Quốc 1 (2003) đã từng giải thích về nguồn gốc sự tồn tại của “phạm trù khả năng” như sau: “Con người vì mưu cầu sinh tồn và mong muốn phát triển nên trong quá trình tương tác với thế giới tự nhiên và với chính xã hội loài người đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và đấu tranh, con người không thể làm mọi việc theo ý muốn của mình. Trong quá trình tương tác này, hi vọng chủ quan của con .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
155    5    1    02-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.