Động từ ngữ vi cầu khiến trong ca dao người Việt

Trong ca dao của người Việt, các hành vi cầu khiến không sử dụng các động từ ngữ vi (ĐTNV) có tính áp đặt cao như: ra lệnh, đề nghị, cấm, yêu cầu mà thường sử dụng ĐTNV có tính áp đặt trung bình và thấp như: bảo, cho, khuyên, mời, nhờ, xin, van, lạy,. Bởi đặc trưng của ca dao rất ưa lối nói nhẹ nhàng, tế nhị, lịch sự nên không dùng các động từ có tính áp đặt cao. | Số 8 (226)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 53 NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC ĐỘNG TỪ NGỮ VI CẦU KHIẾN TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT THE DIRECTIVE SPEECH ACT VERBS IN VIETNAMESE FOLK POETRY NGUYỄN THỊ HÀI (NCS; Học viện Khoa học Xã hội) Abstract: This paper mentions the realization and anlysis of the directive speech act verbs in Vietnamese folk poetry. Through research and analysis, the writer refers to 11 directive speech act verbs in the Vietnamese folk poetry. These verbs were analyzed in many aspects: communication, impose, availability, topic and expression. Key words: directive; speech act verb; Vietnamese folk poetry. 1. Mở đầu Câu cầu khiến được Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích: “Câu cầu khiến còn gọi là câu mệnh lệnh, câu biểu đạt yêu cầu, khuyên bảo, sai bảo, xin xỏ, thúc giục hành động. Khi nói có ngữ điệu mệnh lệnh (thường nhấn mạnh vào các từ ngữ mang nội dung lệnh). Khi viết ngữ điệu mệnh lệnh có thể được biểu hiện bằng dấu chấm than đặt ở cuối câu. [9, 38-39]. Diệp Quang Ban quan niệm: “Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu, và có những dấu hiệu hình thức nhất định” [2,235]. Khi nói đến câu cầu khiến là nói đến loại câu được xác lập khi phân loại câu theo mục đích nói, là khái niệm thuộc về ngữ pháp học chưa gắn câu với thực tế giao tiếp. Còn hành vi cầu khiến là một khái niệm thuộc về ngữ dụng học, gắn với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Khi giao tiếp để đạt mục đích giao tiếp, người nói tuỳ vào đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng phát ngôn cho phù hợp. Người nói dùng câu cầu khiến trực tiếp hay dùng câu cầu khiến gián tiếp để thể hiện hành vi cầu khiến trực tiếp hoặc gián tiếp. Hành vi cầu khiến trực tiếp được phân thành hai loại: hành vi cầu khiến tường minh và hành vi cầu khiến nguyên cấp. Hành vi cầu khiến tường minh được biểu đạt bằng các biểu thức chứa động từ ngữ vi (ĐTNV) có ý nghĩa cầu khiến. Hành vi cầu khiến nguyên cấp được biểu đạt

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    83    1    03-06-2024
16    475    9    03-06-2024
39    76    1    03-06-2024
154    84    1    03-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.