Phát triển chồi cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa (L.) Lam) trong điều kiện nuôi cấy in vitro

Trong nghiên cứu này, khúc cắt thân mang chồi nách được nuôi cấy trên môi trường MS½ bổ sung BA 1 mg/L và IAA 0,2 mg/L cho số chồi phát sinh nhiều nhất; cụm chồi phát sinh từ mô sẹo xuất phát tại nhu mô dưới biểu bì thân cây. Sự tăng trưởng của cụm chồi trên các điều kiện nuôi cấy khác nhau: tăng hàm lượng sacarose trong môi trường nuôi cấy, tăng cường độ chiếu sáng, hay bổ sung PEG 3 % có những biểu hiện khác biệt. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T5- 2015 Phát triển chồi cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa (L.) Lam) trong điều kiện nuôi cấy in vitro Lê Anh Tuấn Hoàng Thị Thu Thấm Phan Ngô Hoang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM ( Bài nhận ngày 18 tháng 6 năm 2015, nhận đăng ngày 20 tháng 10 năm 2015) TÓM TẮT Cây Lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa (L.) Lam), một loài thảo dược đã được nghiên cứu và sử dụng trong y học cổ truyền nhằm điều trị rắn cắn, viêm gan và ung thư. Đặc biệt, ursolic acid và oleanolic acid là những hợp chất có hoạt tính sinh học cao trong cây Lưỡi rắn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá, kháng sự tăng trưởng tế bào ung thư. Trong nghiên cứu này, khúc cắt thân mang chồi nách được nuôi cấy trên môi trường MS½ bổ sung BA 1 mg/L và IAA 0,2 mg/L cho số chồi phát sinh nhiều nhất; cụm chồi phát sinh từ mô sẹo xuất phát tại nhu mô dưới biểu bì thân cây. Sự tăng trưởng của cụm chồi trên các điều kiện nuôi cấy khác nhau: tăng hàm lượng sacarose trong môi trường nuôi cấy, tăng cường độ chiếu sáng, hay bổ sung PEG 3 % có những biểu hiện khác biệt. Cụm chồi phát sinh mạnh dưới cường độ ánh sáng lx và đặc biệt trong điều kiện nuôi cấy này, cường độ hô hấp và lượng ursolic acid và oleanolic acid tăng cao nhất. Cường độ hô hấp và vai trò các chất điều hòa tăng trưởng nội sinh trong sự tái sinh chồi cũng như trong quá trình đáp ứng của chồi với các điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng được phân tích và thảo luận. Từ khóa: cây Lưỡi rắn, cường độ ánh sáng, PEG, phát sinh chồi, ursolic acid và oleanolic acid. MỞ ĐẦU Trong y học, khi nguồn dược liệu thiên nhiên ngày càng khan hiếm thì việc nghiên cứu và sử dụng các loại thảo dược càng được quan tâm. Cây Lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa (L.) Lam) là một thảo dược đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa rắn cắn, viêm tấy, viêm gan.[1], ursolic acid và oleanolic acid trong cây Lưỡi rắn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá, kháng sự tăng trưởng tế bào ung thư da ở người và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    89    1    17-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.