Nhìn nhận việc “đảo hóa” của Trung Quốc ở Trường Sa dưới góc độ luật pháp quốc tế

Hoạt động xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được bắt đầu năm 2014 và tăng cường đáng kể vào năm 2015 và 2016. Trung Quốc đã nạo vét, san lấp và cải tạo 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, biến chúng thành các đảo nhân tạo và xây dựng các công trình nổi khác tại các thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q2 - 2016 Nhìn nhận việc “đảo hóa” của Trung Quốc ở Trường Sa dưới góc độ luật pháp quốc tế Bạch Thị Nhã Nam Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: nambtm@ (Bài nhận ngày 16 tháng 11 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 23 tháng 3 năm 2016) TÓM TẮT Hoạt động xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được bắt đầu năm 2014 và tăng cường đáng kể vào năm 2015 và 2016. Trung Quốc đã nạo vét, san lấp và cải tạo 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, biến chúng thành các đảo nhân tạo và xây dựng các công trình nổi khác tại các thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông. Trong bài viết này, tác giả đánh giá những tác động từ hành vi “đảo hóa” của Trung Quốc đối với môi trường biển, dấy lên những bất ổn về quân sự, chính trị, gây căng thẳng, phức tạp thêm các yêu sách chủ quyền đảo và phân định biển ở Biển Đông, và tranh cãi pháp lý về quy chế đối với đảo nhân tạo. Trong phần tiếp theo của bài viết, tác giả chỉ rõ hành vi “đảo hóa” của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển UNCLOS 1982, và các cam kết ràng buộc quốc tế khác của Trung Quốc. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cho Việt Nam trong bối cảnh gia tăng các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Từ khóa: Biển Đông, Quần đảo Trường Sa, Việt Nam, Trung Quốc, tranh chấp pháp lý, đảo nhân tạo. 1. GIỚI THIỆU Trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc hiện đang cải tạo và xây dựng ồ ạt các “đảo nhân tạo” và các căn cứ quân sự tại bảy bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép bao gồm Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven, Đá Xu Bi, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Gạc Ma. Việc các tàu Trung Quốc tiến hành phun cát và nạo vét đã làm tổn hại các rạn san hô, và đe dọa trực tiếp đến môi trường sinh vật biển. Cuộc đấu tranh trên Biển Đông đã có bước ngoặt mới, từ tranh chấp tài nguyên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.