Tìm hiểu cặp thoại ở bậc trung học cơ sở

Bài viết đi sâu nghiên cứu về đặc điểm của cặp thoại dạy học (CTDH), các kiểu CTDH trong hội thoại dạy học (HTDH), từ đó góp thêm một cách nhìn về CT nói chung và CTDH nói riêng. Đối tượng khảo sát trong bài viết là CT trong cuộc thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở (THCS) trong các giờ dạy học ở tất cả các môn học nằm trong khung chương trình đào tạo do Bộ GDĐT ban hành. | Sè 11 (193)-2011 ng«n ng÷ & ®êi sèng 15 Ng«n ng÷ trong nhµ tr−êng T×m hiÓu cÆp tho¹i ë bËc trung häc c¬ së NguyÔn thÞ hång ng©n (ThS, Khoa Ng÷ v¨n, §HSP Hµ Néi) 1. Đặt vấn đề Trong cấu trúc cuộc thoại, cặp thoại (CT) được coi là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất có khả năng biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất quan hệ tương tác giữa người nói và người nghe. CT được ví như những viên gạch đôi để xây dựng nên bất kì một cuộc thoại nào. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trên lớp học thực chất là một cuộc tương tác mà các lượt lời được sản sinh ra tạo nên một cặp trao đổi (cặp thoại). Trong bài viết này chúng tôi đi sâu nghiên cứu về đặc điểm của cặp thoại dạy học (CTDH), các kiểu CTDH trong hội thoại dạy học (HTDH), từ đó chúng tôi hi vọng góp thêm một cách nhìn về CT nói chung và CTDH nói riêng. Đối tượng mà chúng tôi khảo sát trong bài viết là CT trong cuộc thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở (THCS) trong các giờ dạy học ở tất cả các môn học nằm trong khung chương trình đào tạo do Bộ GDĐT ban hành. 2. Nội dung . CT và CTDH Theo các nhà nghiên cứu, có năm đơn vị trong cấu trúc hội thoại là: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, bước thoại và hành vi ngôn ngữ (HVNN). CT nằm ở vị trí trung gian giữa đoạn thoại và bước hội thoại, các HVNN không đứng độc lập mà “HV này kéo theo HV kia, lượt lời này kéo theo lượt lời kia, vì thế hình thành khái niệm CT” [3 – 96]. Về cấu tạo, một CT được tạo bởi hai bước thoại (BT) là BT dẫn nhập và BT hồi đáp kết hợp với nhau thông qua sự tương tác của các HVNN. Toàn bộ một tiết học trên lớp được hình dung như một cuộc thoại, mỗi cuộc thoại bao gồm một số đoạn thoại mà hạt nhân là các loạt trao đáp bằng lời giữa giáo viên và học sinh. Loạt trao đáp này tạo thành CTDH. Theo Sinclaire và Coulthard có hai loại CT lớn trong cấu trúc một cuộc thoại dạy học, đó là cặp thoại đường biên (CTĐB) và cặp thoại dạy học. CTĐB có vai trò phân định ranh giới giữa các đoạn thoại trong cuộc thoại, còn CTDH là các CT phục vụ cho nội dung bài .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.