Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam

Luận văn này có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kinh nghiệm quốc tế. Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, giai đoạn 1988-2017. Chương 3: Định hướng và giải pháp gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. | 1 2 MỞ ĐẦU kiểm soát hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong khi mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là tối đa hóa lợi nhuận. 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình mở cửa, hội nhập, thu hút FDI, bên cạnh những tác động tích cực, FDI bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đạt được kỳ vọng và mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam: dòng đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam còn khiêm tốn; FDI chủ yếu hướng vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp; lượng nhiều dự án chưa cao, công nghệ chuyển giao chủ yếu ở mức trung bình và lạc hậu; tác động lan tỏa chưa rõ nét, chưa thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; tỷ lệ giải ngân thấp; thu nhập bình quân của người lao động thấp, nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động chưa được đáp ứng; nhiều doanh nghiệp FDI có hiện trạng chuyển giá, lỗ giả, lãi thật gây méo mó các giao dịch trong nền kinh tế và gây thất thu ngân sách. Những năm gần đây xuất hiện nhiều dự án FDI chất lượng không cao, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân trên địa bàn đầu tư, mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của địa phương và của Việt Nam như Vedan Đồng Nai, Tung Kuang Hải Dương, Bauxite Tây Nguyên (Nhân Cơ - Tân Rai), Nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận. Cá biệt là Formusa Hà Tĩnh, mặc dù mới chỉ ở khâu vệ sinh, vận hành thử nghiệm nhưng gây ra thảm họa môi trường cho vùng biển 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ước tính thiệt hại lên tới hàng tỉ đô la, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội, môi trường của 4 địa phương và cuộc sống của hàng triệu người. Nguyên nhân của tình trạng chưa gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trước hết do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong quá trình mở cửa, hội nhập, thu hút FDI, nhận thức hạn chế về tác động nhiều chiều của FDI trong hội nhập kinh tế quốc tế , dẫn tới tư duy

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.