Đề thi HK 1 môn Hóa lớp 10 năm 2013 - THPT Phan Đăng Lưu

Hãy tham khảo Đề thi HK 1 môn Hóa lớp 10 năm 2013 - THPT Phan Đăng Lưu để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn. | Trường THPT Phan Đăng Lưu TỔ HÓA ---oOo--ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Năm học 2013-2014 MÔN HÓA KHỐI 10 Thời gian làm bài : 45 phút ( không kể phát đề ) Câu 1: ( 2 điểm) 1) Vì sao nguyên tử của các nguyên tố ( trừ khí hiếm) có xu hướng liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể ? (1 điểm ) 2) Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 17+. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. ( 1 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) 1) Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử ? ( 1 điểm ) 2) Cân bằng phản ứng sau đây theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử : ( 1 điểm ) HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 3: ( 2 điểm) 1) Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trước : natri (Na), Z = 11, và nguyên tố đứng sau : nhôm (Al), Z = 13. 2) Viết công thức cấu tạo của NaCl, CO2. Cho biết tên liên kết. Câu 4: ( 1 điểm) Trong một nguyên tử X, tổng số các hạt proton, notron và electron là 40. Biết rằng số notron bằng số proton cộng thêm một. Viết ký hiệu của X . Cho : Na ( Z = 11) ; Mg ( Z = 12) , Al ( Z = 13) , Si ( Z = 14) Câu 5: ( 3 điểm) Cho 19,5 g kim loại R thuộc nhóm IA (kim loại kiềm) vào nước thu được dung dịch A và 5,6 lit khí hidro ở điều kiện chuẩn. a) Xác định kim loại R? b) Trung hòa toàn bộ lượng dung dịch A bằng 500 ml dung dịch axit clohidric. Tính nồng độ dung dịch axit cần dùng? Cho K=39; Na=23; Li=7; Cl=35,5 ; O=16 ; H=1 -----Hết ------ Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Năm học 2013 – 2014 HÓA 10 CÂU Câu 1: ( 2 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1) Ngoại trừ khí hiếm, cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử khác chưa đạt cơ cấu bền. Do đó, chúng có xu hướng liên kết với nhau tạo thành tinh thể hay phân tử để đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nó với 8e ( hoặc 2e đ/v He) ở lớp ngoài cùng. Chú ý: Trong câu này nếu học sinh phát biểu được các ý sau: * Cấu hình các nguyên tử chưa đạt cơ cấu bền ở lớp ngoài cùng. * Khuynh hướng đạt cơ cấu bền của khí

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.