Nhân giống dòng bạch đàn lai UE35 và UE56 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Nghiên cứu nhân giống dòng Bạch đàn lai UE35 và UE56 (Eucalyptus Urophylla và E. exserta) bao gồm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất khử trùng HgCL2 và Ca(OCL)2 thấy rằng với HgCl2 nồng độ 0,1% trong 10 phút có kết quả tốt nhất ở cả hai dòng. Kết quả khử trùng đạt được là cao nhất có mẫu sống UE35:12,53- 15,76 và UE56:13,10-16,05. | Đặng Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 47 - 55 NHÂN GIỐNG DÒNG BẠCH ĐÀN LAI UE35 VÀ UE56 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO Đặng Ngọc Hùng1*, Lê Đình Khả2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu nhân giống dòng Bạch đàn lai UE35 và UE56 (Eucalyptus Urophylla và E. exserta) bao gồm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất khử trùng HgCL2 và Ca(OCL)2 thấy rằng với HgCl2 nồng độ 0,1% trong 10 phút có kết quả tốt nhất ở cả hai dòng. Kết quả khử trùng đạt được là cao nhất có mẫu sống UE35:12,53- 15,76 và UE56:13,10-16,05. Môi trường thí nghiệm nhân chồi nách cây Bạch đàn là: Litvay; WPM; MS*; MS; WV3 kết quả là môi trường MS* là môi trường có số chồi sống và hệ số nảy chồi tốt nhất so 4 loại môi trường còn lại với các chỉ tiêu lần lượt dòng UE35 là 213 chồi, HSNC 1,18 và UE56 là 211 chồi; HSNC 1,17 lần. Chất kích thích sinh trưởng được bổ sung là BAP; NAA; IAA; Kinetin. Kết quả thấy rằng BAP+ NAA+Kinetin có tác dụng nhân nhanh chồi tốt hơn sử dụng riêng BAP hay Kinetin là: BAP NAA + Kinetine 0,5mg/l UE35; 1,0 mg/l UE56, bổ sung Kinetin nồng độ 0,5 và 1,0 mg/l chồi sinh trưởng tốt, lá có mầu xanh non. Ra rễ thích hợp cho UE35 và UE56 là sự kết hợp IBA 2,0 mg/l + ABT1 0,5 ng/l dòng UE35 (tỷ lệ chồi ra rễ đạt 82,2%; số rễ trung bình 2,58; chiều dài trung bình của rễ là 1,29; dòng UE56 tỷ lệ chồi ra rễ đạt 81,7%, số rễ trung bình là 2,59 rễ/cây, chiều dài trung bình của rễ là 1,16, đầu rễ trắng, mập và đều. Từ khóa: Bạch đàn, nhân giống, nuôi cấy mô tế bào, nảy chồi, B5, chất kích thích nhân nhanh, chất kích thích ra rễ, dòng UE35 và UE56 ĐẶT VẤN ĐỀ* Ứng dụng của công nghệ tế bào trong nhân giống cây rừng ngày càng rộng rãi. Nuôi cấy mô tế bào thực vật đang được coi là giải pháp khoa học có hiệu quả trong nhân giống cây rừng. Bằng kỹ thuật nhân giống vô tính, ngoài việc tạo ra số lượng lớn cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt mà vẫn giữ được những đặc tính di truyền quý .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    146    1    29-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.