Bàn thêm về phân loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Việc phân loại văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thành các nhóm truyện từ trước đến nay đã được các nhà lý thuyết thử nghiệm khá nhiều và hướng tới mục đích có thể chấp nhận được. Trong đó, đương nhiên tiêu chí phân loại là yếu tố căn cốt nhất. Một số tiêu chí đã được vận dụng khá phổ biến như: thi pháp thể loại, phương pháp sáng tác, phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (đề tài), sự kết hợp giữa thể loại văn học với các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc.). Chúng tôi thử nghiệm phân loại văn xuôi theo nhóm truyện kể dựa trên nguyên tắc tổ chức sự kiện. | Phùng Quý Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 141 - 145 BÀN THÊM VỀ PHÂN LOẠI VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Phùng Quý Sơn* Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn TÓM TẮT Việc phân loại văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thành các nhóm truyện từ trước đến nay đã được các nhà lý thuyết thử nghiệm khá nhiều và hướng tới mục đích có thể chấp nhận được. Trong đó, đương nhiên tiêu chí phân loại là yếu tố căn cốt nhất. Một số tiêu chí đã được vận dụng khá phổ biến như: thi pháp thể loại, phương pháp sáng tác, phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (đề tài), sự kết hợp giữa thể loại văn học với các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, kiến trúc.). Chúng tôi thử nghiệm phân loại văn xuôi theo nhóm truyện kể dựa trên nguyên tắc tổ chức sự kiện. Từ khóa: phân loại văn xuôi, nhóm truyện kể, tổ chức sự kiện. NỘI DUNG* Trong giai đoạn hoàng kim của văn học hiện đại Việt Nam (1930 – 1945), văn xuôi đã đạt đến “giá trị cổ điển” với một lớp nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Lan Khai, Thế Lữ . Xét về thi pháp thể loại, nền văn xuôi hiện đại trong sự kết hợp hài hòa với truyền thống dân tộc và thế giới với những tinh hoa của nó đã bước từng bước vững chắc vào nền văn học chung của nhân loại. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều tiêu chí để phân loại văn xuôi hiện đại Việt Nam với mong muốn hướng tới cái đích nhất định có thể chấp nhận được. Hiện nay đang tồn tại một số cách phân loại như sau: Thứ nhất là dựa vào trào lưu, khuynh hướng, phương pháp sáng tác mà người ta chia văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945 ra thành văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực phê phán, văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa (yêu nước, cách mạng). Cách phân loại phổ biến này được đề cập trong sách giáo khoa ngữ văn phổ thông, giáo trình Văn học Việt Nam dành cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hay một số chuyên luận về truyện ngắn, tiểu thuyết như: Tiểu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
63    74    1    15-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.