Nguyễn Trãi – Bậc vĩ nhân hoàn chỉnh

Bấy lâu nay trong cảm nhận của hậu thế, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân. Nét thường nhân trong con người ông, dường như ít được chú ý. Thực tế thì, sự vĩ đại của vĩ nhân Nguyễn Trãi không chỉ toát lên từ phẩm chất, nhân cách, tài năng, trí tuệ của người anh hùng cứu quốc, của nhà văn hóa Đại Việt mà còn được tỏa sáng từ lẽ sống, cách sống, những rung động, xúc cảm, khao khát rất đỗi bình dị. Ức Trai tiên sinh là “ông tiên sống trong nhà ngọc”, nhưng đồng thời cũng là “người sống trần thế nhất trần gian”. Đó là sự “thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi” mà hậu thế có thể nhận ra qua Quốc âm thi tập. | Phạm Thị Phương Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 195 - 198 NGUYỄN TRÃI – BẬC VĨ NHÂN HOÀN CHỈNH * Phạm Thị Phương Thái Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bấy lâu nay trong cảm nhận của hậu thế, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân. Nét thường nhân trong con người ông, dường như ít được chú ý. Thực tế thì, sự vĩ đại của vĩ nhân Nguyễn Trãi không chỉ toát lên từ phẩm chất, nhân cách, tài năng, trí tuệ của người anh hùng cứu quốc, của nhà văn hóa Đại Việt mà còn được tỏa sáng từ lẽ sống, cách sống, những rung động, xúc cảm, khao khát rất đỗi bình dị. Ức Trai tiên sinh là “ông tiên sống trong nhà ngọc”, nhưng đồng thời cũng là “người sống trần thế nhất trần gian”. Đó là sự “thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi” mà hậu thế có thể nhận ra qua Quốc âm thi tập. Từ khóa: Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, bậc vĩ nhân, khát vọng, con người trần thế. Xưa nay Nguyễn Trãi mới chỉ được nhìn nhận là một vĩ nhân với tư cách “một danh nhân hiếm có của nước Hoàng Việt” (Nguyễn Năng Tĩnh), “viết thư thảo hịch, giỏi hơn hết một thời” (Lê Quý Đôn), “kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” (Nguyễn Mộng Tuân). Bấy lâu, khía cạnh “thường nhân” trong con người Ức Trai tiên sinh dường như bị khuất lấp trong cảm quan của hậu thế. Đó là đời sống của một con người bình thường với nét sinh hoạt giản dị, là những rung cảm, là khát vọng tự nhiên, chính đáng. Góc khuất rất CON NGƯỜI trong cảm nhận của hậu thế về Nguyễn Trãi được hiện lên chân thật, tinh tế, thẳm sâu qua Quốc âm thi tập – tập nhật ký bằng thơ của Người.* Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, phần lớn được sáng tác vào những năm cuối đời, khi “Tuổi đã năm mươi đầu đã bạc”. Đó là khi nhà thơ đã trải qua chặng đường nhân sinh hơn 50 năm với bao thăng trầm, vinh quang và cay đắng, tự hào và tiếc nuối. Chuỗi bi kịch của bề tôi trung không được tin dùng; bi kịch của con người khát khao cống hiến mà buộc phải sống nhàn; bi kịch của con người cô đơn, thiếu vắng tri một lúc dồn dập đến với Nguyễn Trãi trong những năm tháng “khó ngặt” .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    937    1    20-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.