Một số dẫn liệu về thảm thực vật trên lưu vực sông Chu tỉnh Thanh Hóa

Do diện tích lớn, địa hình dốc nên thảm thực vật trên lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ nguồn nước. Sự suy thoái của thảm thực vật không chỉ làm giảm khả năng phòng hộ mà còn làm cạn kiệt nguồn nước. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiện trạng để phục hồi và bảo vệ thảm thực vật là hết sức cần thiết. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THẢM THỰC VẬT TRÊN LƯU VỰC SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA Lê Đồng Tấn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), Nguyễn Anh Hùng (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên) 1. Mở đầu Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (tiếng Tày), Nậm Sang (tiếng Thái), nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu, là phụ lưu lớn nhất của sông Mã, bắt nguồn từ vùng núi Houa (cao m) ở Tây Bắc tỉnh Sầm Nưa nước CHDCND Lào, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào sông Mã ở ngã ba Giàng (ngã ba Bông), cách cửa sông 25,5 km. Sông dài 325 km, trên phần lãnh thổ Việt Nam 160 km qua các huyện Quế Phong (Nghệ An), Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu vực km², phần ở Việt Nam km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình 18,3%; mật độ sông suối 0,98 km/km² [6]. Sông Chu là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân tỉnh Thanh Hóa. Đập dâng nước Bái Thượng được xây dựng từ năm 1921 là nguồn nước tưới cho hơn 50 nghìn ha đất nông nghiệp thuộc các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Hồ chứa nước thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt được khởi công xây dựng từ năm 2006 tại huyện Thường Xuân với dung tích 1,45 tỉ m³, sau khi hoàn thành sẽ đủ nước tưới cho hơn 87 nghìn ha đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các huyện miền xuôi và thành phố Thanh Hóa, đồng thời có thể phát điện với công suất 97 MW. Công trình thủy điện Hủa Na công suất 180MW được xây dựng tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ hòa lưới điện quốc gia trong quý IV năm 2011 với sản lượng hơn 700 tỉ kWh mỗi năm. Như vậy, sông Chu có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các huyện miền xuôi và thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Do diện tích lớn, địa hình dốc nên thảm thực vật trên lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ nguồn nước. Sự suy thoái của thảm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.